So sánh OKR và KPI: Đâu là điểm khác biệt giữa 2 phương pháp này?

SlimCRM

New member
Bài viết
4
Lượt thích
0
Chúng ta đều đã quen thuộc với các thuật ngữ KPI và OKR. Đây là 2 phương pháp đo lường hiệu quả được rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ sự khác biệt giữa OKR và KPI. Doanh nghiệp nên sử dụng KPI, OKR hay kết hợp cả 2 phương pháp này? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

KPI là gì?

Để so sánh, trước tiên chúng ta cần hiểu OKR và KPI là gì? KPI là viết tắt của Key Performance Indicator, là thước đo đánh giá hiệu quả hay tiến độ của một công việc cụ thể trong tổ chức.

Nói một cách khác, KPI là thước đo được thiết lập dựa trên mục tiêu chiến lược và sau đó được theo dõi định kỳ: hàng tháng, hàng quý và hàng năm.

Xem thêm tại: https://vinno.vn/OKR/okr-va-kpi

Mặc dù bạn có thể đo lường bất cứ thứ gì, nhưng KPI là một cách để lọc và tập trung vào các hoạt động quan trọng:

  • Hãy thiết lập một số lượng KPI hạn chế, có thể quản lý được.
  • Giá trị của KPI được tạo nên từ việc sử dụng chúng một cách nhất quán, có hệ thống.
  • Không có một công thức nào phù hợp với tất cả doanh nghiệp, KPI nên được thiết kế để phù hợp với từng tổ chức khác nhau.
  • Để đo lường hiệu suất có hiệu quả, các chỉ số phải được hiểu và chấp nhận bởi tổ chức.
  • KPI thường cần có sự phát triển, tinh chỉnh theo thời gian.
  • Nên dựa trên kết quả của các chỉ số để đưa ra các hành động, quyết định.
  • Doanh thu đạt $100.000 MRR.
  • Lượng truy cập trang web hàng tháng là 100.000 khách truy cập.
  • Giá trị giao dịch trung bình là $1.000.
  • Giao dịch được chốt bởi một nhân viên bán hàng mỗi tháng là 10.
  • Doanh số bán hàng theo khu vực là 100.

OKR là gì?

OKRs (Objectives and key results) là một khuôn khổ thiết lập mục tiêu giúp tổ chức xác định mục tiêu (Objective) bằng việc thiết lập các kết quả then chốt để đạt được mục tiêu đó (Key results).

  • Mục tiêu: Mục tiêu này cần rõ ràng, ngắn gọn, đủ tham vọng nhưng có thể đạt được trong một chu kỳ báo cáo nhất định. Mục tiêu nên thúc đẩy, đưa ra định hướng và thách thức nhóm. Thường không chứa số.
  • Kết quả then chốt : Là số liệu đo lường tiến trình hướng tới việc đạt được Mục tiêu của bạn. Mỗi Mục tiêu nên đi kèm 2 đến 5 Kết quả chính.
OKR được thiết kế để gắn kết các nhóm và giúp họ phối hợp hành động để đạt được mục tiêu. Nếu mỗi bộ phận và cá nhân đạt được mục tiêu của mình thì có nghĩa là cả công ty cũng đã đạt được mục tiêu.
Ví dụ về OKR
Xem thêm tại: https://vinno.vn/OKR/okr-va-kpi
  • Mục tiêu: “Bạn muốn đạt được điều gì?” - Mục tiêu mô tả nơi bạn muốn đến và đặt hướng đi rõ ràng.
Ví dụ: Cải thiện trải nghiệm của khách hàng trên các kênh.

  • Kết Quả Then Chốt: “Làm thế nào để tôi biết nếu tôi đạt được kết quả đó?” - Kết quả then chốt sẽ cho thấy bạn đang tiến tới Mục tiêu của mình như thế nào.
Ví dụ:
- Cải thiện chỉ số Net Promoter Score từ X lên Y.
- Tăng tỷ lệ thu hút khách hàng trên các kênh từ X đến Y.
- Giảm khiếu nại của khách hàng X phần trăm.

  • Sáng Kiến: “Tôi sẽ làm gì để đạt được mục tiêu đó?” - Sáng kiến mô tả những gì bạn sẽ làm để tác động đến Kết quả then chốt của mình.
Ví dụ:
- Triển khai hệ thống CRM đa kênh mới.
- Sáng tạo nội dung phù hợp với chân dung khách hàng.
- Nghiên cứu, khảo sát những khách hàng rời bỏ sau X tuần.

Xem thêm tại: https://vinno.vn/OKR/okr-va-kpi
 

Xem nhiều

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
400,288
Bài viết
404,379
Thành viên
32,544
Thành viên mới nhất
MarBenitez2024
Top