Hướng dẫn Tổng Hợp Các Hàm Logic Trong Excel

Thiên Bình Hưng

New member
Bài viết
1
Lượt thích
0
Excel rất quan trong công việc vì nó hỗ trợ rất nhiều các hàm tính toán và được phân thành các nhóm hàng nhỏ. Dưới đây là tổng hợp các hàm logic trong excel để các bản tham khảo.
Bài viết trên trang Diễn đàn nhân sự dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn các hàm logic cơ bản trong Excel.
>>> Xem thêm: Học tin học văn phòng ở đâu tốt
cac-ham-logic-trong-excel.jpg

1. Hàm And​

Ý nghĩa: Hàm And được dùng khi muốn kết hợp nhiều điều kiện với nhau; hàm And trả về giá trị “TRUE” nếu tất cả các điều kiện là đúng, hàm And trả về giá trị “FALSE” nếu các điều kiện là sai.
Cách sử dụng: Hàm And thường được dùng với hàm IF để tính tổng thỏa mãn nhiều điều kiện.
Cấu trúc: =And([logical1], [logical2], [logical3]...)
Bạn có thể dùng hàm AND() bất cứ chỗ nào bạn muốn, nhưng thường thì hàm AND() hay được dùng chung với hàm IF().
Trong đó: logical là những biểu thức sẽ được xét xem đúng (TRUE) hay sai (FALSE)​

2. Hàm Or​

Ý nghĩa: Or có nghĩa là hoặc, hàm or được sử dụng khi người dùng muốn tổng hợp các dữ liệu thỏa mãn ít nhất 1 trong số các điều kiện đã có; Nếu một trong số các điều kiện là đúng hàm or sẽ trả về giá trị “TRUE”; nếu tất cả các điều kiện là sai, hàm OR trả về giá trị “FALSE”
Cách sử dụng: Hàm Or thường được dùng với hàm IF để tính tổng của các giá trị thỏa mãn một trong số các điều kiện.
Cấu trúc: =Or([logical1], [logical2], [logical3]...)
Trong đó: logical là những biểu thức sẽ được xét xem đúng (TRUE) hay sai (FALSE)​

3. Hàm NOT​

Ý nghĩa: Dùng để đảo ngược giá trị của đối số nhập vào. Nếu đối số cho giá trịTRUE nó sẽ trả về FALSE, ngược lại đối số cho giá trị FALSE, nó sẽ trả về TRUE
Cấu trúc: =NOT(logical)
Trong đó: Logical giá trị hoặc một biểu thức cho giá trị là TRUE hoặc FALSE.​

4. Hàm IF​

Hàm IF là một trong những hàm phổ biến nhất trong Excel, hàm này cho phép bạn thực hiện so sánh lô-gic giữa một giá trị với giá trị bạn mong muốn. Vì vậy, một câu lệnh IF có thể có hai kết quả.
Kết quả đầu tiên là nếu so sánh của bạn là True, kết quả thứ hai là nếu so sánh của bạn là False.
=IF (logical_test, value_if_true, value_if_false) : Dùng để kiểm tra điều kiện theo giá trị và công thức
cach-su-dung-ham-if-trong-excel.jpg

Cú pháp: IF (điều kiện, giá trị 1, giá trị 2) Nếu điều kiện đúng thì hàm trả về giá trị 1, ngược lại hàm nhận giá trị 2
(Lập luận: "Nếu tôi đúng thì làm cho tôi cái này, nếu tôi sai thì làm cho tôi cái kia".. Có lẽ trong chúng ta ai cũng hiểu.)
- Cú pháp đơn giản nhất
Cú pháp: IF(logical_test, value_is_true)
Trong đó:
+ Logical_test: Một biểu thức sẽ được xét xem đúng (TRUE) hay sai (FALSE)
+ Value_is_true: giá trị trả về khi biểu thức logical_test được kiểm tra là đúng (TRUE)
- Những hàm IF lồng nhau
Trong cuộc sống đời thường, có mấy ai dễ dàng chấp nhận chuyện "một cái nếu", phải không các bạn.
Chúng ta thường sẽ dùng kiểu, nếu... rồi nhưng mà nếu... nhiều khi kéo dài đến vô tận!
Trong Excel cũng vậy, giả sử, chúng ta xếp loại học tập, nếu điểm trung bình (ĐTB) lớn hơn 9 thì giỏi, vậy ĐTB nhỏ hơn 9 thì dở? Chưa, ĐTB nhỏ hơn 9 nhưng lớn hơn 7 thì khá cái đã, rồi ĐTB nhỏ hơn 7 nhưng chưa bị điểm 5 thì trung bình, chỉ khi nào ĐTB nhỏ hơn 4 thì mới gọi là yếu.
Khi đó, chúng ta sẽ dùng những hàm IF() lồng nhau, IF() này nằm trong IF() kia. Cũng có thể ghép thêm nhiều điều kiện khác vào nữa.​
Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu xong các hàm logic trong excel. Microsoft Excel cung cấp 4 hàm logic để làm việc với các giá trị logic. Đó là hàm AND, IF, OR và NOT.

Hy vọng bài viết có thể giúp bạn nắm được ý nghĩa của các hàm logic.
>>> Xem thêm:
 
Last edited by a moderator:

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
385,142
Bài viết
388,859
Thành viên
28,413
Thành viên mới nhất
Dalehamille
Top