Đọc báo giùm bạn Quy Định Về Chế Độ Thai Sản Theo Luật Bảo Hiểm Xã Hội

Phương Oanh

New member
Bài viết
1
Lượt thích
0
Chế độ thai sản là quyền lợi mà người lao động được hưởng khi tham gia đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vậy chế độ thai sản là gì? Quyền lợi hưởng khi người lao động mang thai năm 2022 như thế nào?​
Tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết trên trang Diễn đàn nhân sự hôm nay, cùng theo dõi nhé!
>>> Xem thêm: Đào tạo thực hành C&B tốt nhất tại Tp.HCM
che-do-thai-san.jpg

1. Chế độ thai sản là gì?​

Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi mà người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng (bao gồm cả lao động nam và nữ) trong quá trình thai sản từ khi khám thai đến khi nuôi con nhỏ.
Chế độ thai sản nhằm bảo đảm, hỗ trợ một phần thu nhập và sức khỏe cho lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ, thực hiện các biện pháp tránh thai và cho lao động nam khi có vợ sinh con.
Người lao động hưởng chế độ cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Pháp luật. Căn cứ theo Điều 31, Luật BHXH 58/2014/QH13 của Quốc Hội, Nghị định 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản khi đáp ứng đủ cả 2 điều kiện về đối tượng hưởng và về thời gian đóng BHXH.​

2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản​

Căn cứ Điều 31 Luật BHXH 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Lao động nữ mang thai;
(2) Lao động nữ sinh con;
(3) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
(4) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
(5) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
(6) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.​

dieu-kien-huong-che-do-thai-san.jpg

Người lao động tại trường hợp (2), (3), (4) phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Người lao động tại trường hợp (2) đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 39 Luật BHXH 2014 mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 Luật BHXH 2014.​

3. Lao động nam được nghỉ việc hưởng chế độ khi vợ sinh con​

Khoản 2, Điều 34 Luật BHXH năm 2014 quy định, lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ, thời gian nghỉ như sau:
  • 05 ngày làm việc;​
  • 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;​
  • Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh 3 trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc; trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.​
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ theo quy định nêu trên được thực hiện trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.​

4. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ khi sinh con​

ho-so-huong-che-do-thai-san.jpg

Theo quy định tại Điều 101 Luật BHXH năm 2014, hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ (cả nữ quân nhân) bao gồm:​
  • Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;​
  • Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;​
  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;​
  • Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;​
  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của luật (lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con).​
Thông tin về quyền lợi người lao động nói chung và chế độ thai sản nói riêng có rất nhiều, các bạn có thể tự tìm hiểu thêm hoặc đăng ký tham gia các khóa học phục vụ cho công việc quản trị nhân sự để trau dồi và nâng cao hơn nghiệp vụ.​
Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với các bạn!
>>> Xem thêm:
 
Last edited by a moderator:

Thành viên online

Xem nhiều

Những bài mới nhất

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
401,050
Bài viết
405,207
Thành viên
32,694
Thành viên mới nhất
RapidKetoAcvGummies
Top