Giải đáp KPI - Công cụ đắc lực trong quản lý và nâng cao hiệu suất lao động

Mai Dung

New member
Bài viết
2
Lượt thích
0
KPI – Key Performane Idicator : Chỉ số đánh giá thực hiện công việc
Như vậy, chỉ số đánh giá thực hiện công việc dùng để đánh giá công việc, nhưng đánh giá công việc rồi thì để làm gì, chúng ta sẽ cùng xem xét tới những mục đích Và những lợi ích cụ thể từ việc xây dựng và đánh giá KPI
Untitled.png

1. Mục đích
a, đối với Doanh nghiệp​
• Phân bổ được mục tiêu của Doanh nghiệp tới từng phòng ban, bộ phận và cá nhân mỗi nhân viên trong công ty.
• Từng cá nhân mỗi nhân viên sẽ nhìn thấy được rõ ràng mục tiêu của mình, những công việc để có thể hoàn thành mục tiêu ấy cũng như thấy rõ được trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của bản thân trong một hệ thống tổng thể
b, Đối với cá nhân​
• Vì chỉ số đánh giá KPI nêu rõ những mục tiêu, những đầu mục công việc cần phải làm của mỗi cá nhân nhân viên thông qua KPI, chúng ta có thể đánh giá được hiệu quả làm việc của nhân viên trong quá khứ, hiện tại và nâng cao hiệu suất trong tương lai
• Mọi thứ trở nên rõ ràng hơn, mục tiêu trở nên rõ ràng hơn với KPI, mỗi nhân viên sẽ có động lực làm việc hơn khi nhìn thấy rõ ràng những công việc mà mình cần phải làm để đạt được mục tiêu ấy.
• Xác định được nhu cầu đào tạo, phát triển của nhân viên: Nhìn vào các kết quả KPI, ta biết được những gì mà nhân viên mạnh, những gì còn thiếu và yếu, từ đó đưa ra kế hoạch đào tạo và phát triển
c, “Bắt bệnh” cho Doanh nghiệp​
Hãy tưởng tượng Doanh nghiệp như một cơ thể sống, khi cơ thể có những biểu hiện bị bệnh thì cần phải đi khám và bởi vì để so sánh bất kỳ một điều gì thì cũng đều cần phải có những thang đo, những chỉ số, và rồi chúng ta có những chỉ số về: nhịp tim, nồng độ axit trong máu… và KPI trong Doanh nghiệp cũng như những chỉ số kia trong cơ thể người, mỗi khi một bộ phận nào có vấn đề, ta chỉ cần xem xét các chỉ số KPI của bộ phận, phòng ban đó để điều chỉnh lại, chữa trị lại nó.
Untitled.png

2. lợi ích mà KPI mang lại
a, Với người đánh giá​
• Cung cấp thông tin, phản hồi cho nhân viên về mức độ thực hiện công việc của họ so với các tiêu chuẩn mẫu và so với các nhân viên khác, từ đó thảo luận với nhân viên về hiệu quả làm việc của họ, có các điều chỉnh kịp thời về lương thưởng, đãi ngộ và đào tạo
• Hiểu rõ được công việc cũng như tiến độ thực hiện công việc của nhân viên, từ đó có thể chủ động hỗ trợ nhân viên, tránh những hệ lụy đáng tiếc xảy ra.
b, Với người được đánh giá:​
• Có động lực làm việc tốt do nhìn thấy rõ những việc cần phải làm, những chế độ đãi ngộ rõ ràng khi nỗ lực
• Có định hướng phát triển nghề nghiệp rõ ràng nhờ những đánh giá của người quản lý
• Biết rõ những điểm mạnh, điểm yếu của mình để điều chỉnh công việc phù hợp, nâng cao hiệu suất lao động của bản thân.
 

Thành viên online

Những bài mới nhất

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
384,805
Bài viết
388,469
Thành viên
28,311
Thành viên mới nhất
ElvinJebra
Top