Thảo luận ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC RÚT BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN

luatvietchinh

New member
Bài viết
1
Lượt thích
0
I. Bảo hiểm xã hội một lần là gì?

– Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì bảo hiểm xã hội là sự bù đắp một phần thu nhập dành cho người lao động khi người lao động ốm đau, thai sản hay bị tai nạn lao động, bênh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.

– Trong đó, chế độ bảo hiểm xã hội một lần chỉ là một trong những quyền lợi mà người tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng. Cụ thể là đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện dừng tham gia bảo hiểm xã hội sau 01 năm và một số trường hợp đặc biệt khác khi có yêu cầu gửi cơ quan BHXH sẽ được giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần theo quy định.

II. Đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc các trường hợp sau:

– Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
– Người lao động đã đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

– Người lao động ra nước ngoài để định cư.

– Người lao động đang mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khách theo quy định của Bộ Y tế.

– Người lao động gồm: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hạo phí, khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

III. Người lao động cần suy nghĩ kỹ trước khi nhận bảo hiểm một lần.

1. Khi nhận bảo hiểm xã hội một lần thì người lao động sẽ mất đi cơ hội được hưởng lương hưu, không có gì đảm bảo cho cuộc sống lúc tuổi già và sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Cần hiểu rằng khoản tiền đóng vào quỹ Bảo hiểm xã hội là của để dành quý giá của chính mình, nó không mất đi mà ngược lại vẫn ngày một một tăng trưởng, người lao động hoàn toàn có thể bảo lưu thời gian đóng Bảo hiểm xã hội để khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện với sự hỗ trợ một phần kinh phí từ Nhà nước (theo mức 10, 25, 30% mức đóng tính trên chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn tùy theo đối tượng).
Trong thời gian bảo lưu nếu chẳng may bị chết thì gia đình còn được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở, thân nhân tùy theo điều kiện được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng (tối đa 4 người) đến khi trưởng thành (nếu là con) hoặc hưởng đến khi chết (nếu là vợ, chồng hoặc cha, mẹ đã hết tuổi lao động và không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng thấp hơn mức lương cơ sở); trường hợp nhận trợ cấp tuất một lần thì mức trợ cấp được tính như BHXH một lần.

2. Nhận bảo hiểm xã hội một lần phải chấp nhận sự thiệt thòi rất lớn: Với mức 22% tiền lương tháng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất thì một năm tổng hợp mức đóng là 2,64 tháng lương; trong khi mức lương bảo hiểm xã hội một lần cho mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội chỉ bằng 2 tháng lương. Như vậy, người lao động bị thiệt mất 0,64 tháng lương và quỹ có lợi, nhưng chúng ta không khuyến khích việc nhận bảo hiểm xã hội một lần cũng chính vì mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội bền vững cho người dân.

Nếu so sánh với việc tích lũy thời gian để hưởng lương hưu, thì thiệt thòi là không tính hết được. Người hưởng lương hưu, ngoài lương hưu còn được quỹ chi trả toàn bộ tiền mua thẻ bảo hiểm y tế (bằng 4,5% mức lương hưu); và định kỳ, trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng (trượt giá), Nhà nước điều chỉnh tăng lương tương ứng (từ năm 2003 đến nay Nhà nước đã điều chỉnh tăng lương hưu 15 lần, với mức tăng từ khoảng 7,5 đến 9,3 lần tùy theo nhóm đối tượng). Khi chết, gia đình còn được trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở, thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nếu đủ điều kiện hoặc được hưởng trợ cấp tuất một lần với mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu.

IV. Điều kiện hưởng BHXH một lần:

Căn cứ theo Điểm a, b, khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ – CP và Điều 60 Luật BHXH Việt Nam số 58/2014/QH13 quy định rõ 06 trường hợp được nhận BHXH 1 lần bao gồm:

1, Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH (Khoản 3, Điều 54 của Luật BHXH)

2, Đủ 55 tuổi mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện (đối với lao động nữ hoạt động ở xã, phường, thị trấn);

3, Ra nước ngoài để định cư;

4, Người đang bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

5, Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu;

6, Người tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng (Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13).

Người lao động tham gia đóng Bảo hiểm xã hội thuộc 1 trong 6 trường hợp trên có thể gửi yêu cầu đến cơ quan BHXH để lãnh BHXH 1 lần theo quy định.
* Trường hợp không được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần ngay

Người lao động tham gia BHXH bắt buộc và thuộc 04 trường hợp sau đây sẽ không được nhận BHXH một lần ngay gồm:

(1) Người lao động nghỉ việc chưa đủ 1 năm khi không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.

(2) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu và đủ 20 năm đóng BHXH sẽ không được nhận BHXH 1 lần mà sẽ được hưởng lương hưu theo quy định.

(3) Người lao động mắc bệnh nhưng không phải bệnh hiểm nghèo (Ung thư, bại liệt, Xơ gan cổ chướng, Phong, lao nặng, Nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS)

(4) Người lao động không chứng minh được đang định cư ở nước ngoài, trừ trường hợp đáp ứng điều kiện khác quy định tại Khoản 1, Điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

V. Trình tự, hồ sơ cần chuẩn bị đối với người lao động ra nước ngoài để định cư: (01 bộ hồ sơ).

*Hồ sơ chuẩn bị

  1. Bản chính Sổ bảo hiểm xã hội.
  2. Bản chính đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần (Mẫu số 14 – HSB)
  3. Bản sao Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
– Hộ chiếu do nước ngoài cấp

– Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp, xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài.

– Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

* Hình thức nộp:

– Qua giao dịch điện tử: Người lao động đăng ký nhận xã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I – VAN); trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi toàn bộ hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích.

– Nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH.

*Thời hạn giải quyết: Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.

– NLĐ nhận tiền BHXH một lần theo các hình thức:

– Trực tiếp tại cơ quan BHXH.

– Thông bao dịch vụ bưu chính công ích

– Thông qua tài khoản ngân hàng.
Tham khảo thêm tại luatvietchinh.com
 

Thành viên online

Xem nhiều

Những bài mới nhất

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
411,878
Bài viết
416,510
Thành viên
34,716
Thành viên mới nhất
rs8mx2
Top