SAI LẦM CẦN TRÁNH KHI XÂY DỰNG HỆ THỐNG LƯƠNG

Admin Hr

Administrator
Quản trị viên
Bài viết
111
Lượt thích
25
Việc xây dựng hệ thống lương cho một tổ chức không phải là chuyện doanh nghiệp nào cũng thực hiện thành công và không ai xây dựng thành công trong lần đầu tiên. Tuy nhiên, các bạn phải nhận ra được lỗi sai của hệ thống và sửa đổi kịp thời, tránh những sai lầm cơ bản trong quá trình tiến hành xây dựng.
Hôm nay, diendannhansu.com sẽ chia sẻ với các bạn những sai lầm cần tránh khi xây dựng hệ thống lương
1. Những câu hỏi mà cán bộ nhân sự cần đặt ra cho chính mình

Khi xây dựng hệ thống lương mới, nên đặt ra những câu hỏi:


a. Tiêu chí đánh giá thành công của hệ thống lương mớilà gì?Hãy thống nhất tiêu chí với lãnh đạo doanh nghiệp, với các bên tham gia xây dựng dự án, kể cả tư vấn bên ngoài.
b. Điều kiện để hệ thống lương mới được áp dụng tốt là gì? Hãy phân tích những vấn đề cội rễ liên quan tới hệ thống, để trao đổi một cách sáng suốt với người có quyền ra quyết định về những điều kiện vận hành hệ thống lương
c. Chiến lược thực hiện dự án & quản lý sự thay đổi ra sao? Việc này đòi hỏi chúng ta phải có kiến thức và kỹ năng về quản lý một dự án thay đổi tổ chức. Hãy làm rõ những thông tin dưới đây

- Ai là tác nhân thay đổi chính? Ai có thể ra quyết định
- Những chống đối có thể? Ai là người chống đối và vì sao?

d. Cân bằng giữa kỹ thuật và nội dung chưa? Hãy đặt những câu hỏi cho hai vấn đề
- Phương pháp xây dựng hệ thống lương & công cụ áp dụng phù hợp với đặc thù kinh doanh, trình độ quản trị của doanh nghiệp mình không?
- Có truyền thông tốt không? Làm thế nào để truyền thông đúng đắn và kịp thời về hệ thống lương mới tới người lao động?
57
2. Những sai lầm cần tránh

Học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp làm nhân sự và kinh nghiệm của nhóm tư vấn từ những dự án thất bại và thành công, người viết bài này xin được liệt kê những điều dứt khoát phải tránh của cán bộ nhân sự:

- Không thống nhất mục tiêu cụ thể với quản lý cấp cao trước khi thực hiện

- Không có chiến lược thực hiện & không tận dụng được nguồn lực (chính sách, sự ủng hộ, tài chính, năng lực nhân viên, v.v.) để thực

- Ra quyết định chậm hoặc không dứt khóat

- Không nhìn tổng thể trước khi làm cụ thể & khi làm cụ thể không đánh giá ảnh hưởng tổng thể

- «Cái tôi» quá lớn ( luôn cho là mình đúng, cách giao tiếp không phù hợp, ít nhạy cảm với vấn đề của người khác, v.v.)

- Không tìm hiểu kỹ các phương pháp, không tận dụng được các nguồn thông tin

- Vội vã (sốt ruột khi kết quả chưa đạt được, khi người khác chậm hiểu hoặc không chia sẻ với mình, mong muốn đạt tiến độ, v.v.)

58


3. Khuyến nghị đối với bộ phận Nhân sự

Nhìn lại các phân tích về vấn đề của doanh nghiệp, về năng lực của cán bộ nhân sự, xin được đưa ra những khuyến nghị cho bộ phận Nhân sự như dưới đây:


1. Cập nhật thông tin với cán bộ quản lý cấp cao thường xuyên, xin chỉ đạo và đề nghị tham gia.
2. Lôi kéo sự tham gia của cán bộ quản lý cấp trung, coi việc xây dựng hệ thống lương là quá trình tăng cường năng lực quản lý. Hãy mời những người tâm huyết và có năng lực vào thực hiện cùng, xin ý kiến của họ thường xuyên.
3. Rèn kỹ năng giao tiếp, thuyết phục và thúc đẩy. Ảnh hưởng của bộ phận nhân sự đến từ khả năng thúc đẩy tiến trình công việc, đồng thời cũng là kỹ năng thúc đẩy thảo luận, tổng kết và điều chỉnh các ý kiến ở các cuộc họp.
4. Rèn kỹ năng sử dụng các phần mềm xây dựng tài liệu. Hãy làm quen với những phần mềm đơn giản, bạn sẽ có rất nhiều giải pháp tốt để giảm thời gian tác nghiệp với giấy tờ của mình.
5. Tận dụng kiến thức chuyên gia nội bộ & bên ngoài
6. Dùng dịch vụ tư vấn bên ngoài một cách sáng suốt. Đặt đầu bài chính xác, sử dụng đúng năng lực của tư vấn, khai thác nhưng không dựa dẫm hoàn toàn vào họ. Hãy coi họ là một nguồn lực giúp cho bộ phận bạn tăng cường năng lực trong quá trình thực hiện dự án.
 
Last edited:

Xem nhiều

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
400,878
Bài viết
405,029
Thành viên
32,639
Thành viên mới nhất
glucoalert-reviews
Top