Thảo luận Mâu Thuẫn Cung Cầu Tuyển Dụng Trên Thị Trường Lao Động

Thanh Hóa Trần

New member
Bài viết
1
Lượt thích
0
Tuyển dụng và chiêu mộ nhân tài luôn là vấn đề nhức nhối của các nhà tuyển dụng hiện nay. Thị trường lao động rất nhiều người đang có nhu cầu tìm việc nhưng các nhà tuyển dụng mấy ai tuyển được người.
mau-thuan-cung-cau-tuyen-dung-tren-thi-truong-lao-dong.jpg

Tại sao mâu thuẫn này lại tồn tại? Doanh nghiệp thiếu ứng viên nhưng ứng viên lại thiếu việc làm, làm sao để cân bằng
cung cầu tuyển dụng trên thị trường lao động? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết trên Diễn đàn Nhân sự hôm nay nhé!
>>> Xem thêm:

I. Thực tế cung cầu tuyển dụng trên thị trường lao động hiện nay

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2022, số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động khoảng 1,3 triệu người, giảm 135.200 người so với quý trước. So với quý IV/2021, số lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Covid-19 đã giảm mạnh, từ 24,7 triệu người, xuống còn 16,9 triệu người (giảm 7,8 triệu người).
Ngược lại, số người gia nhập lực lượng lao động tăng thêm 500.000 người; lao động có việc làm tăng gần 1 triệu người. Thu nhập bình quân tháng của người lao động đã dần được cải thiện, đạt 6,4 triệu đồng, tăng 1 triệu đồng so với quý trước và tăng 110.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, theo thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Lê Văn Thanh, bên cạnh tín hiệu khởi sắc, những biểu hiện thiếu bền vững của thị trường lao động cũng bộc lộ rõ nét hơn. Đó là nguồn cung lao động chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế, nhất là đối với lao động có trình độ chuyên môn cao.
thuc-te-cung-cau-tuyen-dung.jpg

Một số địa phương, khu vực, ngành nghề vẫn đang xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu, thiếu hụt nguồn cung cục bộ cao hơn những năm trước đại dịch, trong đó chủ yếu thiếu hụt lao động phổ thông ở ngành dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến gỗ là những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Cơ cấu lao động giữa khu vực chính thức và phi chính thức cũng chưa thể trở lại trạng thái trước khi có dịch bệnh và đang thiếu những động lực tích cực để thúc đẩy cho sự chuyển dịch mạnh mẽ số lao động phi chính thức sang chính thức.
Đáng chú ý, theo các chuyên gia, thị trường lao động vẫn còn gặp nhiều thách thức khi chất lượng nguồn lao động vẫn chưa đạt yêu cầu do tay nghề thấp, thiếu kỹ năng mềm. Bên cạnh đó là khả năng thích ứng của người lao động với các phương thức, mô hình làm việc mới.
Việc chưa thể làm quen đã khiến người lao động khó bắt kịp tốc độ đổi mới của doanh nghiệp, làm chậm quá trình phục hồi. Dịch bệnh tác động đến tâm sinh lý của người lao động cũng làm giảm năng suất và làm kém đi hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

II. Cung cầu tuyển dụng trong lĩnh vực Quản trị nhân sự

Mẫu thuẫn cung cầu tuyển dụng tồn tại ở đại đa số các ngành nghề và lĩnh vực Nhân sự cũng là một trong số đó, kể cả nhiều vị trí hot trong Nhân sự, đặc biệt là vị trí nhân viên tuyển dụng.
Không chỉ các vị trí thực tập sinh mà tất cả các vị trí trưởng phòng, giám đốc tuyển dụng cũng có. Không những ở phân khúc cao cấp mà các vị trí tuyển hàng loạt cũng đang rất khát người làm tuyển dụng.
Phải chăng đó là sự dịch chuyển khi doanh nghiệp đang cần thay máu đội ngũ tuyển người? Hay chính các bạn tuyển dụng đang chán nản với công việc tuyển dụng nên tìm các cơ hội mới.

III. Lý do tồn tại mẫu thuẫn cung cầu tuyển dụng

Ở một số kênh mạng xã hội (web tuyển dụng, facebook, zalo,...) có rất nhiều ứng viên không tìm được việc làm phù hợp. Thậm chí thất nghiệp rất lâu rất trước khi có công việc mới. Trong khi đó, doanh nghiệp và các bạn tuyển dụng cũng than vãn vì không tìm đâu ra ứng viên.
ly-do-ton-tai-mau-thuan-cung-cau-tuyen-dung.jpg

Có thể nói lý do quan trọng nhất dẫn đến sự mất cân bằng trong cung cầu tuyển dụng đó chính là mong đợi của ứng viên và doanh nghiệp có sự “chênh” nhau. Theo phân tích tổng , có một số điểm khác nhau giữa “kỳ vọng” của Doanh nghiệp và người tìm việc như:
  • Về phía Doanh nghiệp​

Doanh nghiệp nghĩ ứng viên thất nghiệp nhiều nên đẩy tiêu chuẩn các vị trí lên với hi vọng tìm được người tốt với giá rẻ. Bên cạnh đó, nhu cầu tìm những người có khả năng kiêm nhiệm nhiều việc hơn để giảm lượng nhân sự trong tổ chức.
Đội ngũ tuyển dụng làm việc thiếu hiệu quả và vẫn làm thủ công như trước đây. Doanh nghiệp vẫn giữ quan điểm quản trị và làm việc truyền thống như trước khi có Covid.
Ngân sách lương, đầu tư
kênh cho tuyển dụng không thay đổi, thậm chí thấp hơn trước nên không hấp dẫn ứng viên.
  • Về phía Người tìm việc​

Người tìm việc mong muốn tìm một công việc ổn định hơn, an toàn hơn trong một lĩnh vực ít biến động hơn, giảm nguy cơ bị mất việc làm.
Trải qua thời gian Covid họ mong muốn làm công việc có thu nhập cao hơn và bù đắp được các mức độ rủi ro sau này, đặc biệt công việc linh hoạt hơn, cân bằng hơn giữa công việc và cuộc sống.
Người lao động kỳ vọng nhiều chính sách về phúc lợi tốt hơn, trong đó có cả sức khoẻ về tinh thần; thay đổi quan điểm về công việc và ưu tiên đến chất lượng công việc, chất lượng cuộc sống cá nhân hơn.
Đặc biệt, trong ý thức của người lao động hiện nay nghĩ có rất nhiều danh nghiệp đang thiếu hụt lao động sau dịch Covid, do đó sẽ có nhiều lựa chọn hơn nên cứ “thong thả” tìm việc.

Trên đây là tái hiện chân thật nhất trạng thái cung cầu tuyển dụng hiện nay, mẫu thuẫn luôn tồn tại mà chưa có có phương án khắc phục tối ưu.
Hy vọng với những phân tích trên, các chuyên gia tuyển dụng có thể làm giảm chênh lệch mâu thuẫn và mang lại cân bằng tuyển dụng trên thị trường.
>>> Xem thêm:

 
Last edited:

doantuanvu

New member
Bài viết
1
Lượt thích
0
Người tìm việc mong muốn tìm một công việc ổn định hơn, an toàn hơn trong một lĩnh vực ít biến động hơn, giảm nguy cơ bị mất việc làm.

Thế hệ Gen Z lại không thích sự ổn định
 

Thành viên online

Xem nhiều

Những bài mới nhất

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
398,045
Bài viết
402,085
Thành viên
32,093
Thành viên mới nhất
paydextcom
Top