Gợi ý mẫu báo cáo nhân sự mới nhất cho bộ phận HR

Huyền FW

New member
Bài viết
10
Lượt thích
1
Tại hầu hết các doanh nghiệp, vị trí HR được yêu cầu gửi các báo cáo nhân sự theo tháng, theo Quý, đặc biệt là theo năm. Căn cứ vào số liệu thống kê, cấp quản lý & ban lãnh đạo nắm bắt được tình hình nhân sự, hiệu quả công tác tuyển dụng & đào tạo từ đó có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ.

Những nội dung quan trọng cần có trong mẫu báo cáo nhân sự

Không có một tiêu chuẩn nào về mẫu báo cáo nhân sự, tùy nhu cầu của từng doanh nghiệp sẽ có những quy định riêng. Tuy nhiên, hầu hết các báo cáo nhân sự sẽ bao gồm 5 nội dung cơ bản sau:

1. Đánh giá tình hình nhân sự chung

Mở đầu báo cáo cần đưa ra các số liệu tổng hợp để cấp quản lý, ban lãnh đạo nắm bắt được tình hình tổng quan sau đó mới đi vào các thông tin chi tiết.

  • Thống kê tổng số lượng nhân sự trong doanh nghiệp thời điểm hiện tại: bao gồm bao nhiêu nhân viên chính thức, thử việc, part-time & đã nghỉ việc.
  • Thống kê tỷ lệ nhân sự nghỉ việc (Tỷ lệ nhân sự nghỉ việc = Số lượng nhân viên nghỉ việc/ Số nhân viên trung bình làm việc trong năm)
  • Thống kê nhân sự cho từng vị trí công việc

2. Báo cáo tình hình đào tạo nhân sự

Báo cáo cần đưa ra 2 thông tin chính đó là chi phí & hiệu quả đào tạo nhân sự. Chi phí đầu tư vào hoạt động đào tạo (thuê chuyên gia, chuẩn bị giáo trình, cơ sở vật chất hoặc đăng ký các khóa học ngoài) cho một nhân sự là bao nhiêu?

Cùng với đó là các kỹ năng chuyên môn của nhân sự sau khi tham gia các khóa học đào tạo được cải thiện như thế nào?

3. Báo cáo hiệu quả tuyển dụng của doanh nghiệp nói chung & từng phòng ban nói riêng

  • Tổng hợp tổng số CV doanh nghiệp thu về sau mỗi đợt tuyển dụng
  • Tính toán tỷ lệ nhân viên thử việc, nhân viên chính thức trên tổng số CV được duyệt & hẹn lịch phỏng vấn.
Từ đó có những phân tích, đánh giá về hiệu quả nguồn cấp CV để điều chỉnh kênh tuyển dụng phù hợp.

Báo cáo hiệu quả tuyển dụng tránh lãng phí chi phí cho những kênh tuyển dụng kém hiệu quả

4. Báo cáo thu nhập của nhân sự

Báo cáo chi tiết mức thu nhập cụ thể của từng vị trí nhân sự – từ đó đánh giá mức lương công ty chi trả so với mặt bằng chung để thiết lập quy chế lương thưởng phù hợp. Vừa thu hút ứng viên tiềm năng vừa giữ chân được người tài ở lại cống hiến cho doanh nghiệp.

5. Báo cáo thực trạng chấp hành nội quy, quy chế của nhân sự

  • Thống kê thực trạng, mức độ & tần suất vi phạm nội quy theo từng cá nhân, phòng ban
  • Tỷ lệ nhân sự đi muộn, về sớm & nghỉ phép trong năm để đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp

4 loại báo cáo nhân sự phổ biến

Tương ứng với các nội dung cơ bản kể trên là 4 loại báo cáo phổ biến mà bất cứ ai đảm nhận vai trò HR cũng “nằm lòng”.

1. Báo cáo biến động nhân sự

Báo cáo biến động nhân sự giúp ban lãnh đạo nắm bắt được tình hình nhân sự ra/ vào công ty để có kế hoạch tuyển dụng bổ sung/ cắt giảm phù hợp.

Có 3 loại báo cáo biến động nhân sự:

  • Theo thâm niên: Xác định nhân sự có xu hướng gắn bó bao lâu rồi sẽ rời đi, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất các chế độ hợp lý nhằm giữ chân nhân sự.
  • Theo thời gian: Xác định khoảng thời gian nào trong năm nhân sự có xu hướng nhảy việc nhiều nhất. Phần lớn là sau Tết âm bởi hầu hết có tư duy cố “trụ” để nhận thưởng tết sau đó mới rục rịch tìm kiếm môi trường mới.
  • Theo vị trí công việc: Báo cáo tổng hợp tỷ lệ nhân sự rời đi đối với từng nhóm vị trí có chức năng, nhiệm vụ giống nhau. Từ đó các trưởng bộ phận nắm bắt tình hình, xác định nguyên nhân & đưa ra phương án giải quyết tránh lãng phí chi phí tuyển dụng của doanh nghiệp.

2. Báo cáo hiệu quả sử dụng lao động

Báo cáo hầu hết sử dụng để đánh giá bộ phận sản xuất, so sánh hiệu suất giữa các bộ phận, đơn vị này với các bộ phận, đơn vị khác (có cùng chức năng, nhiệm vụ) dưới dạng biểu đồ cột. Giúp các chủ doanh nghiệp xác định được hiệu suất nhân sự có tác động như thế nào đến hiệu quả kinh doanh. Từ đó có những điều chỉnh về cơ cấu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ để tối ưu hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Mẫu báo cáo này về cơ bản tập trung vào các chỉ tiêu:

3. Báo cáo hiệu quả tuyển dụng

Báo cáo này cần chỉ ra hiệu quả của hoạt động tuyển dụng theo tháng/ quý/ năm từ đó đánh giá kênh tuyển dụng chất lượng cho từng vị trí – tránh tình trạng tốn kém rất nhiều chi phí nhưng không thu hút được nguồn ứng viên tiềm năng.

4. Báo cáo chấp hành các quy định về công, ca làm việc

Báo cáo thống kê chuyên cần, mức độ tuân thủ thời gian, yêu cầu tại nơi làm việc do công ty quy định. Căn cứ để đánh giá ý thức nhân sự cũng như năng lực quản lý của những cá nhân chuyên trách.

Một ví dụ về báo cáo thực hiện công/ phân ca theo quy định
Một ví dụ về báo cáo thực hiện công/ phân ca theo quy định

Mẫu báo cáo nhân sự cuối năm mới nhất

Thời điểm cuối năm, phòng HC-NS luôn “ngập đầu” trong đống báo cáo nhân sự để cấp quản lý có căn cứ đánh giá tăng lương, thưởng tết phù hợp đảm bảo quyền lợi của nhân viên.

Hỗ trợ thiết lập báo cáo nhanh chóng – chính xác, FastWork gửi đến bạn mẫu báo cáo nhân sự cuối năm mới nhất.

TẢI MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
Ngoài những mẫu báo cáo trên, gợi ý doanh nghiệp, bộ phận Hành chính – Nhân sự tham khảo thêm Hệ thống Quản trị Nhân sự FastWork HRM – Quản trị trọn vẹn vòng đời Nhân sự, được 3500+ Tổ chức/Doanh nghiệp lựa chọn triển khai.
 

Xem nhiều

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
399,589
Bài viết
403,672
Thành viên
32,392
Thành viên mới nhất
kq24hcom
Top