Hướng dẫn Cách trị giun, sán trên gà đơn giản

vegas79live

Member
Bài viết
38
Lượt thích
0
tay-giun-cho-ga.jpeg

Trong quá trình chăn nuôi gà nếu bà con không đảm bảo vệ sinh trong thức ăn và chuồng trại chăn nuôi thì đàn gà rất dễ nhiễm bệnh và nhiễm ký sinh trùng. Trong đó giun, sán là một trong những bệnh thường gặp mà bà con chăn nuôi ít khi để ý. Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng có thể gây thiệt hại kinh tế cho bà con, bài viết dưới đây sẽ giúp bà con phòng ngừa và cách điều trị giun sán hiệu quả trên đàn gà của mọi người.

Cách nhận biết gà bị nhiễm giun sán​

Bệnh giun sán trên gà là một bệnh rất thường gặp, nhất là là ở những đàn gà được nuôi thả vườn và thả đồi. Khi gà ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh, chứa ấu trùng sán. Hoặc có thể trong các dụng cụ cho ăn, nước uống của gà cũng có thể chứa ấu trùng sán. Giun, sán xâm nhập vào cơ thể gà thông qua đường tiêu hóa và phát biển bên trong đường ruột.

Khi phát triển thì giun, sán sẽ hấp thụ thức ăn mà gà ăn khiến gà còi cọc chậm lớn. Thông thường khi nhiễm bệnh, gà không có triệu chứng cụ thể mà chỉ thấy gà ăn uống bình thường, nhưng lại còi cọc, chậm lớn. Chúng ta thường phát hiện bệnh khi sán nhiễm lên mắt khiến gà bị sưng mắt, mắt có bọt, bạn xem bên dưới hoặc trên vành mắt sẽ thấy có sán bên trong. Cũng có thể nhận biết bệnh bằng cách mổ khám đường ruột sẽ thấy giun, sán rõ ràng.

Giun, sán ở gà thường có các loại và cách phòng trị như sau:

1) Bệnh giun đũa gà​

Bệnh giun đũa ở gà do Ascaridia galli gây ra. Giun đũa gà là bệnh phổ biến xảy ra ở tất cả các lứa tuổi, tỉ lệ nhiễm giun đũa ở gà từ 18-37%. Gà nuôi chăn thả như gà thả vườn hay nuôi trên nền trấu như cách chăn nuôi của người dân ở nước ta rất dễ bị nhiễm giun đũa gà.

Giun có màu vàng, giun đực dài từ 3-10 cm, giun cái dài từ 7-12 cm; trứng có sức đề kháng tốt và tồn tại lâu trong môi trường. Thời gian từ lúc gà ăn phải trứng gây nhiễm đến khi giun trưởng thành ký sinh ở ruột non khoảng 35-58 ngày. Giun ký sinh trong ruột non của gà, đôi khi ký sinh ở ống dẫn mật.

Triệu chứng

– Gà gầy, còi cọc, xù lông, tiêu chày phân loãng, phân lẫn máu, phân sống do niêm mạc ruột bị tổn thương.

– Gà có các biểu hiện thiếu máu.

– Trong trường hợp nhiễm giun nặng gà có thể chết do giun làm tắc ruột, vỡ ruột hoặc tắc ống mật.

Ở gà đẻ có hiện tượng giảm nhẹ sản lượng trứng.

Chẩn đoán: phương pháp kiểm tra phân.

Điều trị: sử dụng một trong các loại thuốc sau FENBEN ORAL, FENBEN-SAFETY, BENDA SAFETY, IVERMERMECTIN.

Phòng bệnh:


– Nên nuôi gà trên sàn.

– Gà nuôi trên nền nên thường xuyên thay chất độn chuồng.

– Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống.

– Nuôi cách ly gà con với gà lớn.

– Để giảm ô nhiễm trứng giun trong môi trường cần định kỳ tẩy giun cho gà.

– Gà con bắt đầu tẩy giun đũa ở 4-6 tuần tuổi, sau đó mỗi tháng tẩy 1 lần.

– Gà lớn trên 3 tháng tuổi 3 tháng tẩy giun 1 lần.

2) Bệnh giun kim gà​

Các loài giun kim thường ký sinh ở manh tràng ruột già của gà, chúng thuộc họ Hetarakididae, giống Heterakis loài Haterakis gallinarum, H.Berampria, H.Brevispiculum, H.Putaustralis.

Giun kim là loại ký sinh trùng phát triển trực tiếp, gà bị nhiễm và lây lan giun kim chủ yếu qua đường miệng: trứng giun kim theo phân ra ngoài một phần được các gà khác ăn, uống lây nhiễm trực tiếp, một phần trứng giun kim được giun đất ăn và bảo tồn trong giun đất một thời gian dài, sau đó gà ăn giun đất và tái nhiễm. Đây là nguyên nhân sâu xa để bệnh giun kim và bệnh đầu đen tồn tại dai dẳng trong khu chăn nuôi, nhất là chăn nuôi thả vườn.

Triệu chứng: Các triệu chứng gồm chậm lớn, xù lông, giảm ăn. Lông, mỏ, da chân kém bóng bẩy. Gà đi phân đen đôi khi lẫn máu dễ nhầm với bệnh đầu đen hoặc cầu trùng thể mãn. Ở gà đẻ thấy rõ số lượng trứng giảm. Gà gầy rộc dần đi và chết lác đác do tắc ruột hoặc bệnh thứ phát.

Điều trị: bệnh được điều trị hiệu quả bằng sản phẩm FENSOL-SAFETY.

Phòng bệnh:

  • Nuôi dưỡng chăm sóc tốt, vệ sinh máng ăn máng uống sạch sẽ. Thường xuyên quét dọn chuồng tập trung phân để ủ.
  • Kiểm tra định kỳ, dùng thuốc tẩy giun cho gà, những nơi có gà nhiễm nhiều giun kim cứ 2-3 tháng tẩy 1 lần.

3) Bệnh sán dây ở gà​

Gà nhiễm sán dây phân bố rất rộng ở Việt Nam. Gà miền núi nhiễm cao hơn gà trung du và đồng bằng. Tỉ lệ nhiễm bệnh tăng theo tuổi của gà. Phổ biến và gây tác hại cho đàn gà là 3 loại: Raillietina tetragona, R. echinobothrida, R. cesticillus. Sán dây ký sinh ở ruột non và ruột già của gà, phần lớn ở hồi tràng và đoạn đầu manh tràng.

Sán dây có chiều dài từ 0,3mm-25 cm. Chúng ký sinh bám vào thành ruột hút chất dinh dưỡng, những đốt sán trưởng thành chứa trứng và bài xuất ra ngoài theo phân. Trong quá trình ký sinh, đốt sán cắm sâu vào niêm mạc ruột, gây tổn thương.

Triệu chứng: Khi bị nhiễm giun sán gà thường biểu hiện chậm lớn, giảm tính thèm ăn, xù lông, còi cọc, tiêu chảy và thiếu máu, da, niêm mạc xanh xao, nhợt nhạt. Ở gà đẻ thấy lông xơ xác và giảm đẻ trứng.

Gà nhiễm nhẹ ít thấy triệu chứng. Khi nhiễm nặng, gà ít ăn, gầy rạc, lông xù, ủ rũ, mệt mỏi, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, chậm lớn, đi phân lỏng có lẫn đốt sán, ở một vài trường hợp có lẫn máu. Khi gà bị nhiễm nhiều sán, ruột bị tắc, thủng, gây viêm xoang bụng, gà có thể bị nhiễm chất độc do sán tiết ra.

Điều trị: sử dụng thuốc đặc hiệu Arecolin hoặc Bromosalaxilamit chuyên diệt sán, xem hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất để đảm bảo đúng liều lượng.

Phòng bệnh:

Hàng ngày, dọn sạch phân chuồng và ủ, dùng sức nóng khi ủ diệt trứng sán. Theo dõi sức khoẻ gà, nếu thấy có triệu chứng nghi ngờ cần kịp thời tẩy sán. Trong thời gian tẩy sán nhốt gà lại 2-3 ngày, thu hết phân thải vì trong phân có nhiều đốt chứa trứng sán.

Dùng các thuốc xử lý và tiêu diệt các ký chủ trung gian như ruồi, kiến, ốc sên v.v…

Sắp đặt chuồng nuôi và sân nuôi xoay vòng. Không nuôi chung gà đẻ với gà con trong cùng một chuồng, vì trứng sán ở gà lớn có thể lây nhiễm sang gà con.

4) Bệnh sán lá ruột ở gà​

Bệnh do nhiều sán thuộc họ Echinostomatidae, loài thường gặp và gây bệnh cho gà là Echinostoma revolutum.

Sán lá ký sinh ở manh tràng, trực tràng của gà. Ký chủ trung gian là các loài ốc nước ngọt và ký chủ bổ sung một số loài ốc, nòng nọc, ếch nhái. Gà ở mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm sán, gà càng lớn tỉ lệ nhiễm càng cao.

Triệu chứng: phụ thuộc vào cường độ nhiễm sán, tuổi, trạng thái cơ thể, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng.Khi gà bị nhiễm sán nặng thường có biểu hiện yếu toàn thân, ỉa chảy kiệt sức nhanh, ngừng sinh trưởng và phát triển, chết do suy kiệt. Giác bám của sán lá và gai cuticum trên thân sán làm kích thích niêm mạc ruột gây viêm chảy máu, viêm cata ở từng vùng ruột.

Điều trị: có thể dùng các loại thuốc sau:

Fenbendazole liều 0,002g/kg thể trọng trộn trong thức ăn cho gà ăn.

Niclosamide liều 60mg/gà cho uống.

Praziquantel liều 20-25mg/kg thể trọng cho uống vài ngày.

Flubendazole liều 10-50mg/kg thể trọng cho uống trong 5 ngày.

Phòng bệnh:

Định kỳ tẩy sán cho gà.

Tiêu diệt trứng sán thải ra ngoài bằng cách ủ phân theo phương pháp sinh học.

Diệt ký chủ trung gian và ký chủ bổ sung ở khu vực chăn thả gà.

Nuôi riêng gà nhỏ với gà lớn, tránh cho gà tiếp xúc với nơi ao tù nước đọng.

5) Sán lá ống dẫn trứng trên gà​

Chủ yếu do Prosthogonimus cuneatus gây ra. Vòng đời phát triển cần có sự tham gia của ký chủ trung gian là các loài ốc nước ngọt thuộc giống Bithynia, Gyraulus. Ký chủ bổ sung là các loài chuồn chuồn và ấu trùng chuồn chuồn Libellula, Epicordulia, Leucorhynia, Anax, Sympetrum.

Sán dùng 2 giác bám để bám nên gây kích thích niêm mạc, phá hủy chức năng tuyến tạo vỏ làm calci tiết ra quá nhiều hoặc quá ít. Sán còn phá hủy chức năng tuyến albumin tích lũy lại, làm ống dẫn trứng co bóp không bình thường. Trứng đẻ ra bị biến hình, vỏ mềm, không có lòng đỏ.

Triệu chứng và bệnh tích:

Triệu chứng phụ thuộc vào số lượng sán có trong ống dẫn trứng. Gà thường nằm lâu trong ổ đẻ, có dịch nhầy màu trắng chảy ra sau lỗ huyệt nên chung quanh lỗ huyệt có dính nhiều lông và cát, đất. Trứng có vỏ không trơn láng, có chỗ dày mỏng không đều do ống dẫn trứng bị kích thích và co bóp thất thường. Sau đó trứng đẻ ra không có vỏ vôi, chỉ có vỏ lụa. Gà kém ăn, không muốn rời chuồng. Nếu nhiễm nặng gà ngừng đẻ, ống dẫn trứng bị viêm, vỡ ống dẫn trứng, viêm màng bụng và có thể chết. Mổ khám sẽ thấy nhiều sán trong ống dẫn trứng hoặc có thể thấy những chất vữa trắng trong lòng ống.

Điều trị:

Dùng Praziquantel liều 5-10 mg/kg thể trọng hòa vào nước cho uống.

Menbendazole: 10 -50 mg/kg thể trọng hòa vào nước cho uống.

Phòng bệnh: Không chăn thả gà và làm chuồng gần ao, đầm, hồ. Định kỳ tẩy giun sán cho gà.
 

Những bài mới nhất

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
410,744
Bài viết
415,303
Thành viên
34,506
Thành viên mới nhất
sv388fr
Top