Hướng dẫn Cách tăng hiệu suất công việc nhà quản trị nhân sự cần biết

Hồng Hoa

New member
Bài viết
1
Lượt thích
0
Mỗi công ty, doanh nghiệp đều mong muốn cải thiện được hiệu suất công việc hoặc năng suất lao động của nhân viên và người quản trị luôn tìm ra những cách quản trị hiệu quả nhất để mang đến hiệu suất công việc cao. Trên trang Diễn đàn Nhân sự, tôi sẽ chía sẻ với các bạn cách tăng hiệu suất công việc nhà quản trị nhân sự cần biết.

>>> Xem thêm: Người thành công luôn duy trì 03 "độ": nhiệt độ, khí độ và phong độ

cach-tang-hieu-suat-cong-viec-nha-quan-tri-can-biet.jpg


I. Hiệu suất công việc là gì?

1. Khái niệm

Hiệu suất công việc là chỉ số đánh giá một nhân sự, một team có đang thực hiện tốt công việc hay không; gắn liền, tác động trực tiếp đến sự phát triển của mọi doanh nghiệp trong ngắn, trung và cả dài hạn.

Hiệu suất công việc hay còn được gọi là năng suất lao động là khái niệm đánh giá hiệu quả làm việc của nhóm đội hoặc của cá nhân. Được đánh giá dựa trên khối lượng công việc mà một nhân viên thực hiện được trong khoảng thời gian nhất định.

2. Chỉ số hiệu suất trong công việc

Chỉ số hiệu suất trong công việc còn được gọi là KPI (Key Performance Indicator). Đây là chỉ số dùng để đánh giá hiệu suất làm việc theo thời gian cho một tổ chức, cá nhân, chương trình, dự án, hành động… KPI thường liên kết, gắn với các mục tiêu chiến lược; kế hoạch về nguồn lực và được đo lường với các mục tiêu cụ thể.

KPI gắn với các con số dễ dàng đo lường, định lượng được để giúp quá trình đánh giá hiệu suất làm việc dễ dàng hơn. Trong thực tế thì KPI cũng có thể được xây dựng gắn với các chỉ số định tính nhưng điều này sẽ dễ dẫn đến việc nhà quản lý đánh giá không chính xác về hiệu suất công việc.

Áp dụng chỉ số hiệu suất trong công việc có thể giúp bạn nhìn nhận được các team, nhân viên của mình đang có thế mạnh hay nhược điểm gì, có thể khắc phục điều gì để cải thiện hiệu suất làm việc.

II. Cách tăng hiệu suất công việc

Điểm quan trọng nhất của việc tăng hiệu suất công việc đó chính là quan điểm và kỹ năng quản lý của nhà quản trị, đây được xem là yếu tố chính mang đến hiệu suất công việc cao cho nhân viên.

Đã có nghiên cứu cho thấy răng những người lao động được quản lý sẽ mang lại hiệu suất công việc cao hơn những nhân viên không được quản lý.
Chính vì vậy mà việc tăng hiệu suất công việc của nhân viên rất cần để sự tác động của người quản lý.

cach-tang-hieu-suat-cong-viec.jpg


Dưới đây là một số đề xuất thực tế dành cho nhà quản trị nhân sự:

1. Quản lý hiệu suất công việc là một tiến trình

Các nhà quản trị xây dựng những mục tiêu, lên kế hoạch, theo dõi và giám sát. Cuối cùng là đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu của nhân viên. Cũng như đóng góp của nó trong mục tiêu chung của một tập thể.

Những người quản lý giỏi cần phải hiểu rõ hiệu suất công việc của mình là gì và để phát huy tối đa những vai trò của mình.

2. Đảm bảo nghiệp vụ chuyên môn ở các cấp

Các công ty có xu hướng cho đầu tư mạnh vào “đào tạo lãnh đạo”. Trong khi có phần hơi lơ là vào công tác bồi dưỡng giám sát viên và người quản lý cấp trung.

Việc này khiến doanh nghiệp không có tính chuyên nghiệp, quy trình nhất quán xuyên suốt, hiệu suất nhân viên ở các cấp cũng theo đó mà không đồng đều.

3. Thường xuyên đưa ra các phản hồi mang tính xây dựng

Phản hồi là một kỹ năng quản lý cơ bản nhưng lại vô cùng quan trọng. Nhà quản trị cần cung cấp các phản hồi hữu ích cho nhân viên trên tinh thần khuyến khích, thay vì làm họ nản lòng.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là phản hồi luôn luôn phải tích cực. Đó không phải là cách làm của một người quản lý thực thụ.
Nhưng dù trong hoàn cảnh nào đi nữa, khen ngợi thành tích của nhân viên hay góp ý sửa đổi, giao tiếp cũng cần phải chân thành và cẩn trọng.

4. Tôn trọng nhân viên, đừng chỉ quan tâm đến kết quả họ làm

Tôn trọng có thể là một động lực đơn giản nhưng mạnh mẽ. Khi nhân viên cảm thấy thực sự được tôn trọng (luôn luôn cảm thấy những nỗ lực của mình được đền đáp xứng đáng), họ có nhiều khả năng tiến xa hơn, bức phá giới hạn của bản thân để đem lại thành công cho doanh nghiệp của bạn.

5. Tạo cơ hội và tập thói quen công nhận, đừng kiệm lời khen

Để nhân viên phát huy hết được thế mạnh của mình nhà quản trị cần phải đưa ra những nhận xét và động viên phù hợp từng người. Hãy công nhận những thành tích mà họ đạt được. Hãy tạo những động lực, đòn bẩy để phát huy tinh thần cho nhân viên của mình.

Nếu như bạn cứ mãi tiết kiệm những lời khen ngợi và công nhận kể cả khi nhân viên của bạn thực sự xứng đáng. Bạn sẽ chẳng cảm nhận được hết giá trị và ý nghĩa của công việc quản lý. Sự công nhận đem lại động lực mạnh mẽ hơn nhiều so với tiền.

6. Hỗ trợ nhân viên khi họ thật sự cần, gia tăng gắn kết

Hỗ trợ có thể đến từ nhiều hình thức. Thay thế trang thiết bị bằng những cái mới khi nó đã lỗi thời hoặc không còn hiệu quả. Hỗ trợ về mặt tinh thần khi họ phải đối mặt với những lời chỉ trích không công bằng, khi nhân viên của bạn mất cân bằng giữa cuộc sống và công việc.

Bạn cần hỗ trợ linh hoạt ở một mức độ hợp lý. Nhân viên sẽ khó lòng quên được sự giúp đỡ đúng lúc họ cần. Nó xây dựng thiện chí và lòng trung thành của nhân viên.

Hầu hết các nhân viên sẽ thực sự muốn trở thành là một phần của một đội. Không chỉ đơn thuần là thành viên của một tổ chức. Phát triển và duy trì mối gắn kết khăn khít giữa những thành viên của một đội là mấu chốt để cải tiến hiệu quả công việc.

7. Phong cách lãnh đạo thu phục lòng người

Hãy để nhân viên tự hào khi được làm việc cho bạn. Không có gì làm nản lòng nhân viên nhanh chóng hơn việc họ nhận thấy quản lý của họ có những hành động và biểu hiện không đáng được tôn trọng.

Và cũng hiếm có điều gì tiếp thêm sinh lực cho nhân viên nhiều như một đội ngũ cấp cao mà họ ngưỡng mộ. Các nhà lãnh đạo luôn được theo dõi và đánh giá. Nhân viên cũng có con mắt tinh tường. Họ sẽ dõi theo và nhận định từng cử chỉ của người lãnh đạo.

>>> Xem thêm: Review chính xác học Hành chính nhân sự ở đâu tốt nhất
 
Last edited:

Thành viên online

Xem nhiều

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
400,384
Bài viết
404,487
Thành viên
32,560
Thành viên mới nhất
abebaybayicu
Top