Tâm sự Sự cô đơn của các lãnh đạo!

Thắm

New member
Bài viết
1
Lượt thích
0
Sự cô đơn của các nhà lãnh đạo không còn là vấn đề cá nhân, không phải những cảm xúc nhất thời vô hại, mà là vấn đề phổ biến mà bất kỳ người lãnh đạo nào cũng cần học cách đối mặt và giải quyết.
a.png

⭐
LÝ DO LÃNH ĐẠO THƯỜNG CÔ ĐƠN?
Có nhiều bẫy tư duy dẫn tới sự cô đơn cho các nhà lãnh đạo. Họ thường mong muốn trở thành một người đứng đầu hoàn hảo, là một điểm tựa vững chắc khiến tất cả nhân viên tin tưởng. Những suy nghĩ này khiến người lãnh đạo có xu hướng che giấu những điểm yếu của chính mình, để chứng tỏ khả năng làm chủ mọi tình huống, là tấm gương mọi lúc, mọi nơi… Cuối cùng, họ không thể cởi mở chia sẻ, khiến nhân viên cảm thấy cấp trên của mình xa cách, khó để bình đẳng giao tiếp.
Mặt khác, nhiều nhà lãnh đạo lại có quan điểm rằng bản thân luôn cần giữ một khoảng cách nhất định với nhân viên cấp dưới, bởi có như vậy, họ mới có được sự tôn trọng và quyền uy.
Thêm vào đó, một số “sếp” có xu hướng áp đặt quan điểm, cách giải quyết vấn đề của mình xuống nhân viên, mà quên mất rằng nhân viên của họ cũng luôn có những ý kiến, quan điểm, cách làm việc riêng rất đáng để xem xét.
Những lối suy nghĩ này đều dẫn tới một kết quả là, những cuộc trò chuyện giữa cấp trên và cấp dưới chỉ dừng lại trong các buổi họp công việc khô khan, trong những mệnh lệnh, những email chỉ đạo… và rồi người lãnh đạo lại quay về “lồng kính” của sự hoàn hảo và nỗi cô đơn.
Một nghiên cứu năm 2014 của Harvard Business Review đã chỉ ra rằng, những gắn kết về mặt cảm xúc giữa các thành viên trong một doanh nghiệp sẽ có tác động tích cực đến tinh thần đồng đội, sự hài lòng của nhân viên trong công việc, hiệu suất lao động và nhiều khía cạnh khác.
Việc của lãnh đạo nên là cởi mở lắng nghe, tổng hợp, hài hòa các quan điểm để tìm ra cách giải quyết tốt nhất, chứ không phải áp đặt suy nghĩ và cách giải quyết của mình. Phong cách lãnh đạo này tạo ra một khoảng cách lớn giữa các cấp, lãnh đạo không cảm thấy cần lắng nghe nhân viên, còn nhân viên tự họ không muốn gần sếp, không muốn chia sẻ.
Ngoài những nguyên nhân chủ quan về tư tưởng lãnh đạo còn có những nguyên nhân khách quan đến từ bản chất công việc. Jack Ma, nhà sáng lập trang thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc Alibaba từng chia sẻ trong một buổi phỏng vấn với tờ Forbes: “Khi trở thành lãnh đạo, nhiệm vụ của bạn là phải đối mặt với những thách thức. Người khác có thể ngủ, bạn thì không; người khác có thể dừng lại, bạn không thể dừng lại”.
Bản thân tính chất của vị trí lãnh đạo là một nguyên nhân gây nên sự cô đơn. Người lãnh đạo thường hay được ví von như “cây cao bóng cả”, với tầm nhìn luôn rộng và xa hơn, đôi khi xa hơn nhiều với những điều mà nhân viên có thể nhìn và hiểu được. Những quyết định mà lãnh đạo đưa ra, rất có thể phải mất một thời gian dài sau này, mọi người mới có thể hiểu ra và trân trọng. Cùng với đó, ở một vị trí cao, rõ ràng người lãnh đạo phải giữ trách nhiệm lớn lao, phải tính xa và lâu dài hơn, phải suy nghĩ đến lợi ích chung của tập thể, và nhiều khi sẽ phải chấp nhận hi sinh những lợi ích nhỏ, hoặc phải làm phật lòng một ai đó.
Làm thế nào để “thu nhỏ” nỗi cô đơn?
Sự cô đơn của các nhà lãnh đạo khó có thể biến mất hoàn toàn. Nhưng có những giải pháp để những cảm xúc ấy không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc của những nhà lãnh đạo.
⭐
TÌM SỰ CÂN BẰNG GIỮA CÔNG VIỆC VÀ GIA ĐÌNH
Tạo dựng sự cân bằng giữa công việc và gia đình không phải là giải pháp trực tiếp đánh vào sự cô đơn, mà là cách tập trung cải thiện các yếu tố khác để giảm đi tác động tiêu cực của chúng. Theo một khảo sát của đơn vị nghiên cứu Statista (Đức), 72% người tham gia nghiên cứu cho rằng sự cân bằng này là đặc biệt quan trọng trong việc duy trì và phát triển một công việc. Chúng ta vẫn thừa nhận sự cô đơn đang tồn tại trong mình, chúng ta chấp nhận việc không thể xóa bỏ hoàn toàn cảm xúc ấy. Thay vào đó, bạn hướng sự tập trung vào những khía cạnh khác mà bạn có khả năng thay đổi. Bà Hương đã chỉ ra 4 yếu tố quan trọng làm nên sự cân bằng, hay còn gọi là trạng thái “well-being”:
▪️
Thể chất (physical): sức khỏe thể chất, khả năng vận động, chế độ dinh dưỡng, giấc ngủ
▪️
Tâm trí (mental): khả năng tập trung, kiểm soát suy nghĩ, tư duy tích cực, khả năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, sức khoẻ tâm thần
▪️
Cảm xúc (emotional): hiểu bản thân, kiểm soát cảm xúc cá nhân, tự tin, có sự đồng cảm, hiểu cảm xúc của người khác, làm chủ các mối quan hệ
▪️
Tinh thần (spiritual): tôn trọng bản thân, hiểu giá trị và niềm tin của mình, hài lòng mãn nguyện, kết nối với cộng đồng, tìm thấy ý nghĩa trong công việc, cuộc sống;
a.png

⭐
CHỦ ĐỘNG THAY ĐỔI PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
Như đã chia sẻ ở trên, nguyên nhân sự cô đơn phần lớn đến từ những tư tưởng, phong cách của nhà lãnh đạo. Vì thế, dù muốn hay không, họ cũng nên thay đổi phong cách lãnh đạo để phù hợp hơn, đầu tiên là để bản thân thoải mái với vị trí đứng đầu, tiếp theo là khiến công việc dẫn dắt nhân viên được hiệu quả hơn.
Để thay đổi, họ cần tìm hiểu rõ nhóm nhân viên của mình có những mong muốn gì và họ có thay đổi những gì để đáp ứng mong muốn ấy. Ví dụ, thế hệ Millennial đang là một lực lượng lao động chiếm số đông. Suy nghĩ, quan điểm, mong muốn của thế hệ này về công việc có nhiều điểm khác biệt cơ bản so với các thế hệ trước đó. Lãnh đạo không thể yêu cầu cả một thế hệ thay đổi để phù hợp với phong cách lãnh đạo của riêng họ, thay vào đó, hãy tôn trọng sự khác biệt, hiểu rõ những mong muốn bên trong và tự mình thay đổi trong một chừng mực phù hợp. Khi lãnh đạo và nhân viên tìm được tiếng nói chung, nhân viên sẽ có mong muốn gắn bó, còn lãnh đạo sẽ bớt đi cảm giác cô đơn.
Hơn nữa, sống trong thế giới hiện đại luôn biến động, thay đổi không ngừng, nhiều năng lực lãnh đạo cũ đôi khi không còn phù hợp, sự áp đặt trong tư tưởng có thể trở thành một sự cản trở lớn trong việc phát triển con người và tổ chức.

⭐
CÓ MỘT NGƯỜI ĐỦ TIN CẬY ĐỂ CHIA SẺ
Nhu cầu được chia sẻ là một nhu cầu cơ bản của con người. Từ trải nghiệm khai vấn cho nhiều nhà lãnh đạo, bà Hương chia sẻ rằng, các nhà lãnh đạo không thực sự cần những lời khuyên, họ cần một người biết lắng nghe một cách chủ động, không phán xét, có thể cảm thông với những trăn trở của người lãnh đạo, từ đó giúp họ có thêm những góc nhìn mới để nhìn nhận mọi việc một cách khách quan, tìm ra cốt lõi của vấn đề, và rồi họ sẽ tự biết cách giải quyết theo cách của riêng mình.
Ngoài ra, để giải tỏa cảm giác cô đơn hay bất cứ cảm xúc tiêu cực nào, nhà lãnh đạo cũng có để chọn cách ghi chép, viết ra thành thật những điều họ đang cảm nhận. Việc ghi chép này giúp họ nhìn nhận cảm xúc của mình một cách rõ ràng và khách quan hơn, tìm ra tác nhân và lý do ẩn sau những cảm xúc ấy và từ đó có thể tự giải tỏa căng thẳng, tìm thấy những cảm xúc tích cực.

Trước những sự thay đổi này, năng lực “tỉnh thức” (mindfulness) trong lãnh đạo được đề cao, tức là khả năng tự nhận thức cao về bản thân, làm chủ suy nghĩ, chế ngự cảm xúc, từ đó có thể thể kết nối và dẫn dắt người khác bằng lòng trắc ẩn và sự đồng cảm. Khi đó, họ sẽ không còn phải gồng lên trở thành một người đứng đầu hoàn hảo, sẽ cách biết lắng nghe và tạo động lực cho nhân viên,.. Bản thân sự đồng cảm là đã là lực hút lôi cuốn người khác đến với họ, và nỗi cô đơn trong họ, có thể không biến mất hoàn toàn, nhưng sẽ không còn là vấn đề đáng lo ngại.
 

Thành viên online

Những bài mới nhất

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
384,805
Bài viết
388,469
Thành viên
28,311
Thành viên mới nhất
ElvinJebra
Top