QUẢN LÝ NHÂN SỰ LÀ GÌ? NHIỆM VỤ VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG VIỆC QUẢN LÝ NHÂN SỰ

SO9

New member
Bài viết
15
Lượt thích
0
Quản lý nhân sự không còn là một khái niệm xa lạ đối với mọi doanh nghiệp. Bộ phận quản lý nhân sự được coi là “linh hồn” của cả một doanh nghiệp, chăm lo cho bộ máy nhân sự, đồng thời nuôi dưỡng văn hóa công ty. Cùng SO9 đọc và tìm hiểu những đặc điểm, vai trò chức năng cũng như kỹ năng của người quản lý nhân sự trong một doanh nghiệp sẽ ra sao nhé!​

1. Quản lý nhân sự là gì?​


Mỗi hình thái kinh tế xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển đều gắn với một phương thức sản xuất nhất định. Điều này dẫn đến xu hướng quản trị ngày càng phức tạp, đi lên cùng với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế xã hội. Cho đến thời đại nay, các doanh nghiệp đang đứng trước thách thức phải tăng cường tối đa hiệu quả cung cấp các sản phẩm dịch vụ của mình. Điều này đòi hỏi phải có sự quan tâm tới chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tới các phương thức Marketing và bán hàng tốt cũng như các quy trình nội bộ hiệu quả. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, các doanh nghiệp dựa vào tài sản lớn nhất của mình, không gì khác chính là “nguồn nhân lực”.
Quản lý nhân sự giúp tìm kiếm, phát triển và đào tạo duy trì đội ngũ nhân viên quản lý chất lượng - những người góp phần trực tiếp vào sự thành công của công ty. Một trong những yêu cầu chính của quản trị nhân lực là tìm đúng người, đúng số lượng vào đúng thời điểm thỏa mãn các điều kiện của cả doanh nghiệp.
Vậy, nhìn chung, quản lý nhân sự (hay còn được gọi với một số cụm từ khác như quản trị nhân sự, quản trị nguồn nhân lực,...) là vị trí quản lý con người, đội ngũ nhân sự tại các công ty, doanh nghiệp nhằm giúp các hoạt động trong tổ chức được vận hành thuận lợi và mang đến hiệu quả cao.

2. Chức năng và vai trò của quản lý nhân sự trong doanh nghiệp​

Quản lý nhân sự có chức năng và vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Cùng SO9 điểm ra một số chức năng và vai trò chính của người phụ trách quản trị nhân sự một doanh nghiệp.​

2.1. Quản lý và đưa ra những chính sách liên quan đến đội ngũ nhân sự​

Đối với bất cứ bộ máy của doanh nghiệp nào thì bộ phận nhân sự đều sẽ đóng vai trò nòng cốt. Để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự đồng thời vẫn đảm bảo chính sách cũng như quy định của Nhà nước về nguồn nhân lực, nhà quản trị cần đề ra những chính sách liên quan. Ngoài ra, người quản lý nhân sự cũng sẽ chịu trách nhiệm quản lý và giải quyết những vấn đề xảy ra trong phạm vi doanh nghiệp, giữa con người với con người để giữ vững mục tiêu hoạt động cũng như văn hóa công ty.​

2.2. Tuyển mộ và tuyển dụng nhân sự​

Tuyển mộ là đăng những thông tin tuyển dụng nhân sự của công ty lên các kênh truyền thông, kênh thông tin tuyển dụng, báo chí,... nhằm mục đích thu hút ứng viên. Tuyển dụng bao gồm các công việc như lọc CV ứng viên, tiếp nhận, phỏng vấn và lựa chọn nhân sự cho công ty. Hai công việc này không thể thiếu đối với một người phụ trách quản lý nhân sự.

Người quản lý nhân sự của một doanh nghiệp cần thực hiện kế hoạch tuyển dụng bài bản nhằm thu hút và tuyển dụng được các ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp. Nhà quản lý là người lên kế hoạch tuyển dụng và gửi đến nhân viên cấp dưới là các HR phụ trách trực tiếp triển khai. Các ứng viên tham gia tuyển dụng vào doanh nghiệp thì cần đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của doanh nghiệp đó đưa ra.​

2.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực​

Đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực là một trong những chức năng chính của người quản lý nhân sự. Thông qua các khóa đào tạo về chuyên môn, kỹ năng, phần mềm,… mà bộ phận nhân sự đưa ra, đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu suất và năng suất làm việc, từ đó nâng cao năng lực và trình độ của bản thân. Người quản lý nhân sự sẽ phụ trách lên kế hoạch và triển khai các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty, lập kế hoạch cụ thể về ngân sách, thời điểm, thời gian và số lượng, đối tượng nhân sự sẽ tham gia vào việc đào tạo, huấn luyện nhân sự.

2.4. Tư vấn và hỗ trợ các bộ phận khác về quản lý nhân sự​

Đây là nhiệm vụ thường nhật của một nhà quản lý nhân sự: cố vấn cho phòng ban, bộ phận khác trong doanh nghiệp về các vấn đề nhân sự như nhân viên nghỉ việc, bổ sung nhân sự, các chế độ lương thưởng,… để đảm bảo bộ máy hoạt động của doanh nghiệp luôn được diễn ra một cách suôn sẻ.​

2.5. Giám sát, kiểm tra và đánh giá nhân sự​

Vai trò chính của quản lý nhân sự là gắn liền với những hoạt động của nhân sự trong doanh nghiệp. Hay nói cách khác, người quản lý nhân sự sẽ có trách nhiệm kiểm tra và giám sát hoạt động của các bộ phận khác, theo dõi việc thực hiện các chính sách của công ty, chương trình đào tạo nhân sự hay là việc có tuân thủ văn hóa doanh nghiệp hay không. Từ đó, người quản trị nhân sự sẽ đánh giá được nhân viên ưu tú, thế mạnh và điểm yếu của nhân sự, từ đó đưa ra những điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu của công ty.
Bên cạnh đó, người quản trị nhân sự cũng đảm nhận nhiệm vụ thống kê đo lường, phân tích, đánh giá năng lực làm việc của nhân sự, từ đó đưa ra những giải pháp để phát huy được tối đa năng lực làm việc của nhân viên, đồng thời không ngừng thúc đẩy các bộ phận khác quản trị nhân sự hiệu quả hơn.​

2.6. Chấm công và tính lương nhân sự​

Việc theo dõi việc chấm công hằng ngày của nhân viên cũng là một vai trò vô cùng quan trọng của công việc quản lý nhân sự.
Mặc dù với công nghệ hiện đại với sự hỗ trợ của các phần mềm quản trị nhân sự, doanh nghiệp sẽ không cần phải ghi chép lại từng ngày công của nhân viên một cách thủ công như trước, nhưng vẫn không thể phủ nhận được vai trò của một nhà quản trị nhân sự trong việc này, bởi doanh nghiệp vẫn cần phải giám sát việc đi muộn, số ngày nghỉ của nhân viên để cho việc thống kê và đánh giá chuyên cần, tổng hợp tính lương cho nhân viên sau này.​

2.7. Xây dựng và phát triển văn hóa của doanh nghiệp​

Yếu tố văn hóa là điều đã được nhắc đến rất nhiều trong quá trình xây dựng quy trình của doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa cũng khó có thể đứng vững được. Cốt lõi văn hóa là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp. Đối với người quản lý nhân sự, văn hóa doanh nghiệp tiếp tục được nhắc đến như một vai trò không thể thiếu.

3. Các vị trí công việc của người quản lý nhân sự trong doanh nghiệp​

Tên vị trí/chức vụ​
Mô tả công việc​
Hành chính nhân sự​
Quản lý giám sát các kế hoạch nội bộ công ty như hoạt động du lịch cho nhân viên, các chương trình sinh hoạt nội bộ,...
Lên kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động nội bộ; thực hiện kê khai, giám sát quá trình làm việc của nhân viên để hoàn thiện bảng lương và thực hiện thanh toán lương cho nhân viên.​
Chuyên viên quản lý và đào tạo​
Chịu trách nhiệm việc hướng dẫn và đào tạo nhân viên trong nội bộ công ty, triển khai các khóa học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cần thiết cho từng cá nhân, phòng ban.​
Chuyên viên tuyển dụng​
Phụ trách các công việc liên quan đến vấn đề tuyển dụng nhân sự, phỏng vấn, đánh giá cũng như dẫn dắt sắp xếp công việc cho nhân viên mới.​
Chuyên viên hoạch định và đào tạo nhân sự​
Lên kế hoạch tìm kiếm nhân sự bằng tuyển mộ qua đa dạng các kênh khác nhau, đảm bảo tuyển đủ nhân lực cho công ty trong thời gian quy định.
Hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cho nhân viên mới.​
Chuyên viên truyền thông, xử lý quan hệ nội bộ​
Làm việc chủ yếu trong nội bộ công ty, giải quyết các vấn đề phát sinh trong các mối quan hệ người với người, hợp tác giữa các phòng ban,...
Đảm nhiệm việc lên các ý tưởng sáng tạo để truyền thông cho hình ảnh của doanh nghiệp ra bên ngoài.​

4. Những kỹ năng cần có để quản lý nhân sự hiệu quả​

Nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế, quản lý nhân sự là vị trí công việc vô cùng quan trọng và cần những kỹ năng quản lý thực sự hiệu quả. Vậy làm thế nào để trở thành quản lý nhân sự chuyên nghiệp?
>>> Xem thêm: Top 8 kỹ năng quản trị nhân sự mà người lãnh đạo nào cũng cần biết


Trên đây là toàn bộ những thông tin về quản lý nhân sự bao gồm định nghĩa, vai trò chức năng cùng những kỹ năng cần có thể làm tốt công việc này. Hy vọng rằng sau bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về nghề quản lý nhân sự và rút ra cho mình những kiến thức cần thiết để phát triển đúng hướng. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích về các lĩnh vực cần thiết để quản lý doanh nghiệp, truy cập ngay trang web SO9.VN ngay bây giờ bạn nhé!​
 

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
385,065
Bài viết
388,781
Thành viên
28,376
Thành viên mới nhất
loppoxz
Top