Pháp lý về quan hệ lao động

Nguyễn Hoàng Nam

New member
Bài viết
1
Lượt thích
1
Công ty bạn em đang bị vướn vấn đề pháp lý như sau:
Công ty bạn em là cty nước ngoài và người lao động (người này trước đây là TP HCNS kiêm chủ tịch công đoàn) đang tranh chấp về tiền trợ cấp thôi việc (kể cả thời gian có tham gia BHTN) lý do trong Thỏa ước lao động tập thể (do người này soạn và đăng ký lại giữa năm 2019) có nội dung:
"Người sử dụng lao động cam kết tuân thủ Luật lao động, luật bảo hiểm xã hội, cụ thể:
  • Người lao động sau khi nghỉ việc thì được hưởng trợ cấp thôi việc bằng 1/2 tháng lương cho mỗi năm làm việc, nếu thời gian làm việc chưa đủ 1 năm thì từ 1~6 tháng tính 0.5 năm, từ 6 tháng trở lên tính tròn 1 năm.
  • Số tiền làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là mức lương thực lĩnh 6 tháng gần nhất"
Giờ tính ra là gần 500tr ???, người lao động từ chối thương lượng hết, các cao nhơn có ý kiến nào để em gỡ dùm kèo này không ạ? Theo cá nhân chủ quan của em thì ông này cố ý gài công ty.
 

Liễu Đào

New member
Bài viết
1
Lượt thích
0
Công ty bạn em đang bị vướn vấn đề pháp lý như sau:
Công ty bạn em là cty nước ngoài và người lao động (người này trước đây là TP HCNS kiêm chủ tịch công đoàn) đang tranh chấp về tiền trợ cấp thôi việc (kể cả thời gian có tham gia BHTN) lý do trong Thỏa ước lao động tập thể (do người này soạn và đăng ký lại giữa năm 2019) có nội dung:
"Người sử dụng lao động cam kết tuân thủ Luật lao động, luật bảo hiểm xã hội, cụ thể:
  • Người lao động sau khi nghỉ việc thì được hưởng trợ cấp thôi việc bằng 1/2 tháng lương cho mỗi năm làm việc, nếu thời gian làm việc chưa đủ 1 năm thì từ 1~6 tháng tính 0.5 năm, từ 6 tháng trở lên tính tròn 1 năm.
  • Số tiền làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là mức lương thực lĩnh 6 tháng gần nhất"
Giờ tính ra là gần 500tr ???, người lao động từ chối thương lượng hết, các cao nhơn có ý kiến nào để em gỡ dùm kèo này không ạ? Theo cá nhân chủ quan của em thì ông này cố ý gài công ty.
Bước 1: Kiểm tra lại trình tự, thủ tục xây dựng và đăng ký thỏa ước có chỗ nào ko đúng quy định ko: Thỏa ước lao động tập thể chỉ được ký kết khi các bên đã đạt được thỏa thuận tại phiên họp thương lượng tập thể và:
– Có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp;
– Có trên 50% số đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên cơ sở biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể ngành.

Thoả ước lao động tập thể sẽ bị vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Có toàn bộ nội dung trái pháp luật;
– Người ký kết không đúng thẩm quyền;
– Việc ký kết không đúng quy trình thương lượng tập thể.

Bước 2: Trường hợp trình tự thủ tục đăng ký Thỏa ước là hợp pháp, chúng ta bắt đầu đi vào phân tích câu chữ: Có hai nội dung:
ND1: “Người sử dụng lao động cam kết tuân thủ Luật lao động, luật bảo hiểm xã hội,…”
ND2: Người lao động sau khi nghỉ việc thì được hưởng trợ cấp thôi việc bằng 1/2 tháng lương cho mỗi năm làm việc…..”

Như vậy chúng ta có thể thấy:
- Nếu Thỏa ước ghi rõ ràng “Người lao động sau khi nghỉ việc thì được hưởng trợ cấp thôi việc bằng 1/2 tháng lương cho mỗi năm làm việc, BAO GỒM CẢ KHOẢNG THỜI GIAN LÀM VIỆC MÀ NLĐ CÓ ĐÓNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP” thì đúng là DN chịu hẳn.
- Tuy nhiên trường hợp này chỉ ghi chung chung là “cho mỗi năm làm việc…”, công với nội dung số 01, DN hoàn toàn có thể giải thích với NLĐ và cơ quan pháp luật là việc hưởng trợ cấp thôi việc của NLĐ dc tính là “½ tháng lương cho mỗi năm làm việc trên cơ sở tuân thủ các quy định và điều kiện của Luật LĐ, BHXH về hưởng trợ cấp thôi việc”.
- Giả sử NLĐ ko chấp nhận mà đưa ra Trọng tài, Tòa án thì các cơ quan pháp luật liên quan cũng sẽ nhận định vụ việc một cách hợp lý dựa trên bản chất, chứ ko chỉ đơn thuần là câu chữ, vì câu chữ trong t/h này quá chung chung, ko rõ ràng.

Ví dụ: Tôi có thể vì câu chữ “Người lao động sau khi nghỉ việc thì được hưởng trợ cấp thôi việc bằng 1/2 tháng lương cho mỗi năm làm việc” để đòi trợ cấp thôi việc cho thời gian tôi làm ở DN khác dc ko? Vì rõ ràng nếu cãi câu chữ thì ông chỉ bảo là trợ cấp dc trả cho thời gian làm viejc của tôi, chứ có nói là làm cho DN nào đâu?

Hay trường hợp NLĐ bị sa thải, nếu theo câu chữ của TƯ này thì vẫn dc hưởng trợ cấp thôi việc à?

- Hiện quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực LĐ, BHXH không có nội dung xử phạt việc DN không thực hiện đầy đủ thỏa ước. Do vậy hậu quả xấu nhất mà DN phải chịu sẽ chỉ là bị buộc thực hiện theo nội dung Thỏa ước mà thôi. Vậy nếu DN thấy vô lý, hoàn toàn có thể từ chối yêu cầu của NLĐ, NLĐ có quyền khiếu nại, khiếu kiện theo thủ tục về tranh chấp lao động hienj hành. Rồi tùy phán quyết của TA mà thực hiện.
 

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
385,194
Bài viết
388,912
Thành viên
28,466
Thành viên mới nhất
OuJoTdjiFS
Top