Giải đáp Những Vấn Đề Pháp Lý Đặt Ra Khi Quản Lý Nhân Sự

Tiểu Lệ

New member
Bài viết
1
Lượt thích
0
Quản lý nhân sự là một nghệ thuật, một công việc không chỉ làm việc theo lý tính hay cảm tính mà còn chịu sự chi phối của pháp lý phải. Để thực hiện quản lý nhân sự hiệu quả, một trong những vấn đề các doanh nghiệp cần nắm vững chính là các quy định về pháp luật lao động.
Bài viết trên trang Diễn đàn nhân sự này sẽ mang đến cho bạn đọc những vấn đề pháp lý cần lưu ý trong quá trình quản lý nhân sự.​
phap-ly-dat-ra-khi-quan-ly-nhan-su.jpg

1. Lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý nhân sự​

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý nhân sự ở nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Sổ quản lý lao động được lập bằng bản giấy hoặc bản điện tử, phải bảo đảm các thông tin cơ bản về người lao động, như: họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, nơi cư trú, trình độ chuyên môn kỹ thuật, bậc trình độ kỹ năng nghề, vị trí việc làm,...
- Người sử dụng lao động cập nhật thông tin kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc và xuất trình sổ khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.​
>>> Xem thêm: Review Khóa Học Nhân Sự Ngắn Hạn Tốt Nhất

2. Khai trình sử dụng nhân sự​

- Người sử dụng lao động khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, định kỳ báo cáo sự thay đổi về lao động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh và thông báo cho cơ quan BHXH.
- Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện khai trình việc sử dụng lao động theo quy định (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) thì khi thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp sẽ bị áp dụng xử phạt vi phạm hành chính.​
bao-cao-dinh-ky-tinh-hnh-thay-doi-nhan-su.jpg

3. Báo cáo định kỳ tình hình thay đổi về nhân sự​

- Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi nhân sự đến Sở LĐTBXH qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia và thông báo đến cơ quan BHXH cấp huyện.
- Trường hợp không thể báo cáo qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy đến Sở LĐTBXH và thông báo đến cơ quan BHXH cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi nhân sự đến Sở LĐTBXH, cơ quan BHXH cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi.
Hy vọng bài viết này có thể cung cấp thêm thông tin về trách nhiệm trong quản lý nhân sự của các doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành nhằm hỗ trợ cho quý doanh nghiệp trong thực tế làm việc.​
Nếu các bạn có nhu cầu trau dồi và nâng cao thêm nghiệp vụ quản trị nhân sự, các bạn có thể tìm hiểu thêm ở các khóa học hành chính nhân sự ngắn hạn để có cơ hội gặp gỡ và giao lưu kinh nghiệm làm nghề với các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong nghề.
>>> Xem thêm:
 

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
385,036
Bài viết
388,752
Thành viên
28,369
Thành viên mới nhất
topmus
Top