Thảo luận Nhảy việc nhiều có tốt không?

Bài viết
36
Lượt thích
1
Nhảy việc nhiều có tốt không? Nhảy việc là một trong những điều vô cùng phổ biến vào thời điểm hiện tại. Nhảy việc để tìm kiếm một môi trường làm việc tốt hơn, mức lương cao hơn. Tuy nhiên, có phải bạn nên liên tục nhảy việc để phát triển bản thân tối đa? Liệu bạn nhảy việc quá nhiều có tốt không?
nhảy việc - Nhảy việc nhiều có tốt không?
Nhảy việc đang trở thành một xu hướng với các bạn trẻ hiện nay

I. Xu hướng “nhảy việc” hiện nay​

Đây là từ ngữ dùng để thể hiện hình thức thay đổi nơi làm việc nhằm tìm đến những môi trường mới, phù hợp hơn. Nhiều người còn cho rằng đây là “văn hoá” của giới trẻ ngày nay, những người ưa trải nghiệm, thích thử thách và tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân. Vậy việc liên tục chuyển đổi nơi làm việc để lại ấn tượng như thế nào cho các sếp và đồng nghiệp cũ?

II. Nhảy việc nhiều có tốt không? Những ưu điểm khi nhảy việc​

1. Cơ hội để khám phá giá trị bản thân

Một cuộc sống bình lặng, ngày qua ngày đều diễn ra như nhau thường khiến con người dễ bị ỷ lại, nhàm chán. Làm mãi một công việc, một vị trí trong nhiều năm cũng khiến cho bạn bị giới hạn tiềm năng của bản thân. Với những thế hệ trước, mọi người thường chọn cách “an phận thủ thường”, không ai dám đánh đổi một công việc quen thuộc, một mức lương ổn định để kiếm cơ hội mới.
Quyết định nhảy việc đi kèm với vô vàn nỗi lo mới: thu nhập, sự phù hợp với môi trường làm việc mới, công việc mới,… Nhưng hiện nay, đây chính là điều mà không có quá nhiều bạn trẻ sợ hãi. Các bạn chịu khó dấn thân vào những con đường gian nan hơn, năng động và nhiệt huyết thử tất cả những công việc mà bản thân yêu thích để tìm được giá trị đích thực của bản thân.

2. Cơ hội tìm kiếm môi trường và công việc yêu thích

Hiện nay, lí do khiến nhiều bạn trẻ từ bỏ công việc hiện tại, phần lớn là do họ cảm thấy môi trường hiện tại không phải là thế mạnh và công việc không mang lại niềm vui cho họ. Và hành động từ bỏ công việc đó để tìm kiếm một vị trí mới là điều cần thiết để khơi lại động lực làm việc trong mỗi người. Từ đó, mở ra con đường mới mẻ cho sự nghiệp trong tương lai.

3. Cơ hội phát triển bản thân

Tìm đến một công việc mới không chỉ giúp các bạn trẻ rèn luyện được những kỹ năng cứng như kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm làm việc mà mỗi môi trường, đồng nghiệp khác nhau lại mang đến cho bạn những trải nghiệm khác nhau. Ngoài ra, các bạn còn có thể gia nhập vào một môi trường làm việc giúp bản thân phát triển kỹ năng làm việc, giao tiếp với mọi người.

4. Cơ hội gia tăng thu nhập

Thu nhập luôn là điều tối quan trọng đối với mỗi người đi làm, cũng là lý do chính khiến cho nhiều bạn trẻ nhảy việc. Một số lớn các doanh nghiệp hiện nay tạp nhiều cơ hội cho người trẻ thể hiện tài năng, cùng mức lương thưởng rất đáng để cân nhắc. Vậy nên để tạo cho mình một nguồn thu nhập mà bạn cảm thấy xứng đáng hơn, thì cách giải quyết đơn giản nhất chính là tìm một vị trí mới ở công ty khác.
tìm kiếm cơ hội từ nhảy việc scaled - Nhảy việc nhiều có tốt không?
Không chỉ là một cơ hội để củng cố thu nhập, nhảy việc còn tạo ra nhiều cơ hội cho người lao động.

5. Cơ hội mở rộng mối quan hệ

Với những kỹ năng mềm bạn tích luỹ được trong thời gian đi làm ở công việc trước đó là yếu tố quan trọng giúp bạn gia tăng các mối quan hệ trong nghề. Nhờ vậy, bạn có nhiều cơ hội mới được mở ra nhờ vào những mối quan hệ ấy. Càng quen biết nhiều người, nhiều chuyên gia trong nghề mà mình yêu thích, bạn sẽ không chỉ học hỏi được nhiều kinh nghiệm bổ ích mà còn có thể nhờ những mối quan hệ này để phát triển tốt hơn cho sự nghiệp sau này.

III. Nhảy việc nhiều có tốt không? Vấn nạn nhảy việc

Những cơ hội bạn có khi nhảy việc đã được nêu đầy đủ phía trên, nhưng nếu chuyển công việc quá thường xuyên, thì những điều bất cập sẽ là gì? Liệu điều này có gây bất lợi cho bạn, cho doanh nghiệp nơi bạn đã và sắp làm việc? Hãy cùng phân tích nhé!

1. Nghi ngờ đến từ những nhà tuyển dụng sau này

Với một sơ yếu lí lịch không có lịch sử gắn bó lâu dài với bất kỳ công ty nào, bạn mang lại cho nhà tuyển dụng trong tương lai một cảm giác không an toàn. Họ sẽ mất thiện cảm với bạn và luôn canh cánh trong đầu suy nghĩ bạn có thể ở lại bao lâu với doanh nghiệp của họ. Chắc chắn đây không phải là một dấu hiệu tốt, mà nó có thể khiến cho bạn rất khó để xin được một công việc mình yêu thích.

2. Lãng phí thời gian của bản thân

Một trong những hậu quả nhãn tiền của nhảy việc đó chính là bạn sẽ khó có thể học hỏi được về chuyên môn và hiểu rõ về công việc của mình nếu thời gian bạn đồng hành cùng nó quá ngắn. Thông thường, mỗi người cần từ 6 tháng trở lên để có thể hoàn toàn quen thuộc và thành thạo với công việc hiện tại của mình.
Có thể thấy, mỗi lần nhảy việc là một lần bạn phải bắt đầu lại từ con số 0 với môi trường mới, cách vận hành mới. Mặc dù có những kiến thức ở công việc cũ để hỗ trợ về chuyên môn, nhưng liệu sau khi nhảy việc, điều này có còn phù hợp trong một văn hoá làm việc khác?
lãng phí thời gian vì nhảy việc - Nhảy việc nhiều có tốt không?
Nhảy việc khiến cho người lao động gặp nhiều khó khăn trên con đường xây dựng sự nghiệp

3. Ảnh hưởng đến việc xây dựng networking

Không lạ gì khi việc duy trì các mối quan hệ trong ngành để hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình làm việc và kết nối cho những thăng tiến trong tương lai là điều cần thiết để phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên với “lịch sử” nhảy việc thường xuyên khiến cho việc làm quen và kết nối với các đồng nghiệp xung quanh trở nên chóng vánh hơn. Và trong thế giới chuyên nghiệp, mọi người sẽ không sẵn sàng giới thiệu hay đưa những cơ hội mới đến với bạn khi không thật sự hiểu về khả năng và tính cách của bạn.

4. Một CV lộn xộn

Không khó để nhận thấy rằng việc bạn ghi quá nhiều công ty bạn đã từng làm việc vào CV với thời gian cống hiến quá thấp là một điểm trừ lớn cho bạn. Việc thay đổi liên tục các vị trí công việc với nhiều công ty khác nhau sẽ khiến CV của bạn kém đi phần chuyên nghiệp. Đồng nghĩa với việc nhiều nhà tuyển dụng sẽ có khả năng đánh giá xấu về kinh nghiệm làm việc, tính chuyên nghiệp và cách bạn giao tiếp với đội nhóm.

5. Bỏ qua nhiều cơ hội tăng tiến và phát triển sự nghiệp

Việc tiếp tục ở lại công ty cũ với số kinh nghiệm và thời gian cống hiến nhất định sẽ dễ dàng giúp bạn phát triển trong sự nghiệp hơn. Quản lý doanh nghiệp sẽ có xu hướng cân nhắc thăng tiến các nhân viên nội bộ trước khi tuyển các ứng viên bên ngoài. Đây là hành động vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, vừa nâng cao tỉ lệ phù hợp giữ ứng viên và công việc. Còn bạn, một người nhảy việc quá thường xuyên sẽ có nhiều khó khăn, thách thức hơn bởi công việc nào bạn cũng phải bắt đầu lại từ đầu.

6. Ảnh hưởng đến tâm lý của bản thân

Số liệu từ các báo cáo khoa học cho thấy rằng, khi nhảy việc liên tục, bạn sẽ trở nên “cả thèm chóng chán” hơn so với những người duy trì ở lại một doanh nghiệp nhất định. Ngoài ra, việc này còn có nguy cơ khiến bạn dễ dàng mất phương hướng và mục tiêu ban đầu.

4. Nhảy việc một cách đúng đắn

Với tốc độ phát triển của xã hội hiện nay, nhảy việc là một hành vi tất yếu của mọi người. Vậy bạn nên thay đổi công việc bao lâu một lần? Đáp án được nhiều người đưa ra và các nhà tuyển dụng cũng đồng quan điểm đó là: thời gian nhảy việc phù hợp rơi vào khoảng 3-4 năm/lần. Hoặc tối thiểu là 1-2 năm đối với các bạn trẻ mới ra trường, chưa có nhiều thâm niên đi làm.

Các dấu hiệu cho thấy thời điểm thích hợp để bạn nhảy việc:

  • Bạn thực sự giỏi trong công việc này: Khi cảm thấy bản thân đã tích luỹ đủ kinh nghiệm và công việc hiện tại đang dần nhàm chán đối với bạn. Bạn có thể suy nghĩ đến việc thay đổi để giúp bản thân tránh khỏi sự trì trệ, một công việc mới mang lại cảm ứng là một quyết định thực sự cần thiết.
  • Bạn cảm thấy bản thân không giỏi công việc đó: Điều này là hiển nhiên, nhưng không thể không nhắc đến. Đôi khi các kỹ năng của bạn không phù hợp với những gì công việc yêu cầu. Nếu cảm thấy không hứng thú hoặc không có kinh nghiệm, hay cân nhắc nhảy việc.
  • Bạn đã giành được thành tựu lớn sau một dự án: Sau thời gian làm việc vất vả, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để tìm kiếm các vị trí mới. Đồng thời những thành tích đạt được chính là một lợi thế cho bạn ứng tuyển và một công việc mới.
  • Mục tiêu của bạn không phù hợp với công ty: Nếu như tại doanh nghiệp hiện tại bạn đang công tác không phù hợp với công việc bạn đang làm, thì đây là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn phải lên đường tìm cho mình một cơ hội mới.
  • Kỹ năng của bạn không được đánh giá cao: Một trong những điều khiến cho người đi làm cảm thấy thất vọng nhất, đó chính là khi bản thân mình không được cấp trên trọng dụng. Hãy tìm cho mình một môi trường mới, với những người trân trọng hiệu quả làm việc của bạn một cách xứng đáng hơn.
Nhảy việc không phải là một điều nên tránh, nhưng cũng không có nghĩa bạn nên nhảy việc quá thường xuyên. Hãy cố gắng cho thấy giá trị của bản thân ở công việc hiện tại, tích luỹ kinh nghiệm và tìm được hướng đi đúng đắn cho bản thân nhé!

 

Những bài mới nhất

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
404,065
Bài viết
408,246
Thành viên
33,247
Thành viên mới nhất
68gamebaiteamcomvn
Top