Khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả

minhtu1209

New member
Bài viết
24
Lượt thích
0

Tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả là một trong những kỹ năng mà người làm quản lý cần có

Hiện nay, vấn đề mà các Doanh nghiệp đang rất quan tâm là làm sao để phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của đội ngũ nhân viên? Làm thế nào để mỗi ngày đi làm của họ luôn có động lực để giải quyết hết các công việc tại Doanh nghiệp? Theo thống kê mới nhất khoảng 39% người lao động khi đi làm không có động lực hoặc không cảm thấy vui khi đi làm. Vấn đề đặt ra là đội ngũ sẽ luôn tăng dần nhưng hiệu quả chưa chắc đã đạt được như mục tiêu mong muốn, đây là một thực trạng mà các nhà quản lý hay lãnh đạo Doanh nghiệp cần quan tâm đến để cải thiện chất lượng công việc cho nhân viên. Bài viết hôm nay Kiến thức đào tạo sẽ chia sẻ một số phương pháp nhằm tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả tại Doanh nghiệp của bạn.

Hiện nay việc tạo động lực, khuyến kích động viên nhân viên ngày càng được các nhà lãnh đạo, quản lý quan tâm và là một trong những việc mà một doanh nghiệp cần có

Vì sao nhân viên thường hay thiếu động lực làm việc?


Vì sao nhân viên thường hay thiếu động lực làm việc?
Động lực (Motivation) thường được dùng để mô tả vì sao một cá nhân lại cố gắng hoàn thành một việc gì đó thật tốt. Theo các nhà nghiên cứu có 2 loại động lực. Động lực ngoại sinh là những động lực xuất hiện từ bên ngoài cá nhân như: phần thưởng, thăng chức,…

Đông lực nội sinh là những động lực xuất phát từ bên trong cá nhân như: họ cố gắng đạt được thành tích nào đó để có được cảm giác tự hào, thỏa mãn ý chí quyết tâm, để người thân/gia đình tự hào về họ,…

Vì sao nhân viên thường hay thiếu động lực làm việc?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có trong số đó có vài nguyên nhân phổ biến như:

  • Trả lương thấp hay không công bằng trong đãi ngộ.
  • Môi trường làm việc không thân thiện và cơ hội tiến xa không có
  • Thường xuyên bị ganh đua chèn ép trong công việc
  • Quy định quá nhiều đều hướng đến lợi ích cho Doanh nghiệp.

Sau đây là một số phương pháp giúp bạn khuyến khích và tạo động lực làm việc hơn cho nhân viên của mình.

1. Linh hoạt trong công việc

Các nhà quản lý cần chú trọng đến việc sắp xếp công việc linh hoạt cho nhân viên của mình. Không phải lúc nào cũng ngồi yên tại bàn làm việc suốt 8h/ngày, bạn có thể cho nhân viên nghỉ ngơi giải lao giữa các buổi làm như uống cà phê, đi lại hít thở không khí giải thỏa căng thẳng chẳng hạn. Tuy nhiên, linh hoạt thoải mái không có nghĩa là buông lỏng mà cần phải ở bên theo dõi, quan sát nhân viên mình và phải luôn nhớ mục đích cuối cùng của bạn là công việc phải đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra. Trong một vài trường hợp đặc biệt bạn cũng cần linh hoạt như có thể cho nhân viên làm việc tại nhà, có thể tạo điều kiện để nhân viên có thêm thời gian giải quyết công việc khi họ có vài việc cá nhân cần giải quyết cấp thiết,… Có như vậy việc quản lý, sắp xếp linh hoạt mới đạt hiệu quả như mong muốn được.

2. Quan tâm đến những phúc lợi cho nhân viên.

Giữ cho nhân viên luôn cảm thấy thú vị và có ý nghĩa khi làm việc.


Giữ cho nhân viên luôn cảm thấy thú vị và có ý nghĩa khi làm việc.
Bạn có mong muốn làm việc tại một nơi có nhiều phúc lợi/đãi ngộ tốt cho mình hay không? Câu trả lời của chúng ta là luôn luôn mong muốn được như vậy. Bạn phải đưa ra một mức lương mà các nhân viên cảm thấy hợp lý, tùy theo năng lực của mỗi người, trả thêm cho các công việc ngoài giờ và đặc biệt là có lộ trình tăng lương theo cấp bậc rõ ràng. Bên cạnh đó nhà lãnh đạo cần phải rõ ràng trong các chế độ, lượng thưởng và phải thật sự công bằng đối với nhân viên. Một số phương pháp bạn có thể tham khảo như: thưởng tiền mặt khi cá nhân hay đội nhóm làm việc hoàn thành tốt công việc, chế độ đãi ngộ, phúc lợi (bảo hiểm, thai sản, sinh nhật, ngày lễ,…), vật chất nhằm khích lệ và ghi nhận những đóng góp của nhân viên mình.

3. Giữ cho nhân viên luôn cảm thấy thú vị và có ý nghĩa khi làm việc.

Chẳng ai thích làm việc trong một môi trường gò bó và tẻ nhạt. Do đó, hãy giữ cho công việc luôn thú vị bằng cách nêu rõ mục đích và hiệu quả mang lại nếu thành công. Mục đích làm việc của nhân viên chủ yếu là để được trả lương nhưng chỉ như vậy thì vẫn chưa đủ. Họ còn muốn nhà quản lý/lãnh đạo thấy được những đóng góp của họ và ghi nhận chúng đối với sự thành công của Doanh nghiệp. Có như thế đội ngũ nhân mới tận tâm làm việc để hoàn thành các mục tiêu và nhân viên chỉ có thể cống hiến hết mình khi họ hài lòng với nơi làm việc. Thay vì bị đối xử như một công cụ lao động bị chèn ép, bộc lột hết mức.

4. Thực hiện an toàn lao động tại nơi làm việc.

Ngoài việc thực hiện các quy định và phúc lợi của Doanh nghiệp thì việc đảm bảo an toàn lao động cho nhân viên cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi nhà lãnh đạo chú ý đến sự an toàn của nhân viên mình một cách cẩn thận, chân thành thì nhân viên mới thật sự cảm thấy mình được quan tâm và có tác động tích cực vô cùng lớn đến hiệu quả công việc. Tăng sự hài lòng trong mỗi cá nhân từ đó tăng năng suất lao động cho Doanh nghiệp.

Việc chăm lo sự an toàn cho nhân viên còn thể hiện đạo đức của Doanh nghiệp đó mà còn tránh được những tai nạn ngoài ý muốn xảy ra có thể đem lại thiệt hại ảnh hưởng lớn đến Doanh nghiệp. Như vậy, việc khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả không chỉ nhằm thúc đẩy năng suất lao động mà còn là một trong những yếu tố giúp Doanh nghiệp thu hút và giữ chân được nhân tài.

Trên đây là một vài phương pháp Khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả mà Kiến thức đào tạo muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng, qua bài viết này các bạn có thêm nhiều cách tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Hãy nhớ rằng mọi người có thể nhận một công việc để kiếm nhiều tiền, nhưng họ thường rời bỏ nó để được công nhận nhiều hơn.
Nguồn: Khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả
 

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
384,957
Bài viết
388,673
Thành viên
28,339
Thành viên mới nhất
Juanitabutler
Top