Các Thu Nhập Tính Đóng BHXH Bắt Buộc

Ánh Tiên

New member
Bài viết
1
Lượt thích
0
BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.
BHXH bắt buộc là BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
I. BHXH bắt buộc là gì?
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là sự bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi người lao động bị suy giảm hay mất khả năng lao động dẫn đến bị suy giảm hay mất thu nhập. Bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ bù đắp thu nhập cho người lao động khi người lao động đang tham gia vào quan hệ lao động hoặc kể cả khi chấm dứt quan hệ lao động hay khi người lao động chết.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc không chỉ đảm bảo chế độ chăm sóc sức khỏe, quyền lợi cho người dân mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Việc quy định bảo hiểm xã hội bắt buộc là cần thiết và phù hợp với xu hướng quốc tế.
II. Các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc
Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật BHXH 2014, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH.
Cụ thể, theo quy định tại khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH thì các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc bao gồm:
1. Mức lương theo công việc hoặc chức danh
Ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động;
Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;
2. Các khoản phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên
- Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
- Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Ví dụ: Phụ cấp chức vụ, chức danh; Phụ cấp trách nhiệm; Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Phụ cấp thâm niên; Phụ cấp khu vực; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
3. Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên
Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
III. Các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như:​
  • Thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động;​
  • Tiền thưởng sáng kiến;​
  • Tiền ăn giữa ca;​
  • Các khoản hỗ trợ như: Xăng xe; Điện thoại; Đi lại; Tiền nhà ở; Tiền giữ trẻ; Nuôi con nhỏ.​
  • Hỗ trợ khi NLĐ: Có thân nhân bị chết; Có người thân kết hôn; Sinh nhật của NLĐ.​
  • Trợ cấp cho NLĐ có hoàn cảnh khó khăn khi gặp TNLĐ, BNN;​
  • Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH: "Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của NLĐ".​
Trên đây, Diễn đàn Nhân sự vừa chia sẻ các khoản thu nhập tính đóng và không tính đóng BHXH bắt buộc được hướng dẫn theo Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH (khoản 26 Điều 1).
Hy vọng bài viết này có thể cung cấp thêm cho các bạn thông tin về những kiến thức pháp luật cơ bản về các khoản thu nhập đóng BHXH bắt buộc.​
 

Thành viên online

Xem nhiều

Những bài mới nhất

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
399,668
Bài viết
403,751
Thành viên
32,410
Thành viên mới nhất
WeberLawre
Top