Các nhân tố ảnh hưởng đến mức lương theo vị trí công việc

Admin Hr

Administrator
Quản trị viên
Bài viết
111
Lượt thích
25
Theo khoản 1 Điều 7 Luật Viên chức 2010: “Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng…”. Bộ Chính trị hơn một lần khẳng định tại Nghị quyết 27 rằng sẽ: “Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành”. Theo đó, mỗi ngành sẽ có một số vị trí việc làm; mỗi vị trí việc làm có mức lương riêng cụ thể theo mức độ phức tạp của công việc, không còn “cào bằng” giữa mọi ngành như hiện nay. Người dù mới được tuyển dụng/bổ nhiệm nếu đáp ứng được yêu cầu công việc tại vị trí việc làm đó sẽ được lương tương xứng với công sức và kết quả làm việc. Riêng những người giữ chức vụ lãnh đạo được hưởng lương theo chức danh, chức vụ đang giữ.

Như vậy, tiền lương theo vị trí việc làm là tiền lương được trả theo đúng năng lực thực chất, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của cán bộ, công chức, viên chức, thay vì phụ thuộc vào thâm niên công tác, bằng cấp như hiện tại. Do đó, để có thể thực hiện việc trả lương theo vị trí công việc một cách công bằng, chính xác và hiệu quả thì trước và trong quá trình xây dựng thang bảng lương cần phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức lương theo vị trí công việc.


22


Trong bài viết hôm nay, diendannhansu.com sẽ chia sẻ với các bạn 03 nhóm nhân tố cụ thể sau:

1. Nhóm nhân tố xuất phát từ vị trí công việc

* Mức độ tác động: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, sức ảnh hưởng đến người khác,…
* Yêu cầu về năng lực: trình độ văn hóa/ chuyên môn, thời gian trải nghiệm chuyên môn, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng công nghệ thông tin,…
* Phạm vi trách nhiệm: tính độc lập, tính đa dạng.
* Giải quyết vấn đề: tính chất vấn đề, mức độ sáng tạo.
* Phối hợp và quan hệ trong công việc: tính thường xuyên, phạm vi, yêu cầu của phối hợp.
=> Các nhân tố đánh giá vị trí công việc theo quy định tại Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH cụ thể như sau:

-Thời gian hoặc trình độ đào tạo cần để thực hiện được công việc.

-Trách nhiệm công việc đối với kết quả công việc, tính mạng con người, tài sản và phương tiện làm việc.

-Kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm để làm thành thạo công việc.

-Mức ảnh hưởng của công việc, sản phẩm, quyết định.

-Điều kiện lao động ( Tâm sinh lý lao động và môi trường lao động)


23


2. Nhóm nhân tố xuất phát từ công tác tổ chức hoạt động kinh doanh

* Tầm hạn quản lý: lĩnh vực quản lý, số lượng nhân viên thuộc phạm vi quản lý, yêu cầu về trình độ của nhân viên thuộc phạm vi quản lý, loại lao động của nhân viên thuộc phạm vi quản lý,…

* Điều kiện lao động (xuất phát từ vị trí việc làm): tâm sinh lý lao động, môi trường lao động,…

* Khả năng tài chính của doanh nghiệp, đơn vị.

3. Nhóm nhân tố xuất phát từ ngoài tổ chức

* Quy định của Nhà nước liên quan đến xây dựng thang, bảng lương (ví dụ Mức lương không thấp hơn lương tối thiểu vung).

* Quan hệ cung- cầu về lao động trên thị trường lao động của vị trí công việc.

* Mức lương thị trường của vị trí công việc.
 

Thi Lý

New member
Bài viết
1
Lượt thích
0
Làm sao để xác định mức lương cho một vị trí hợp lý với tài chính doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo tính hấp dẫn và thu hút trên thị trường công việc? Anh chị Hr cho em xin ý kiến với
 

Thành viên online

Những bài mới nhất

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
404,032
Bài viết
408,213
Thành viên
33,238
Thành viên mới nhất
recoverytools01
Top