7 Khó Khăn Trong Tuyển Dụng Nhân Sự và Giải Pháp Khắc Phục

Trinh_Nguyen

New member
Bài viết
3
Lượt thích
0
Chất lượng của đội ngũ nhân sự là yếu tố sự quyết định tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Để có được đội ngũ nhân viên thật sự tài năng và phù hợp, bộ phận tuyển dụng phải tìm kiếm và lựa chọn rất kỹ càng trong vô số các ứng viên.

Tuy nhiên, không phải quy trình tuyển dụng nào cũng hoàn hảo, không phải lúc nào HR đăng bài giới thiệu việc làm thì cũng sẽ nhận được những CV chất lượng và phù hợp ứng tuyển. Thực tế, quá trình tìm kiếm ứng viên gặp phải rất nhiều những khó khăn và hạn chế.

Vậy cụ thể những khó khăn và hạn chế đó là gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cụ thể những vấn đề mà mọi đội ngũ tuyển dụng trong các doanh nghiệp thường gặp phải trong suốt quá trình chọn lọc người tài, từ tìm kiếm ứng viên, phỏng vấn đến đánh giá cho đến mời nhận việc và đào tạo nhân viên mới. Bên cạnh đó, những giáp pháp cụ thể để khắc phục các vấn đề này cũng được đề cập chi tiết trong bài chia sẻ dưới đây.

Những khó khăn trong tuyển dụng nhân sự

Nhìn vào thực trạng quy trình tuyển dụng và hoạt động xây dựng thương hiệu có thể dễ dàng nhìn thấy một số bất cập như nhận được quá ít CV hay lượng hồ sơ ảo quá nhiều, ứng viên không đáp ứng được yêu cầu công việc hay đơn giản là HR dành nhiều thời gian soạn thảo mô tả công việc cũng như tìm các kênh đăng tin tuyển dụng uy tín.

#1 Khó xác định nhu cầu tuyển dụng
Mỗi bộ phận hay phòng ban đều có nhu cầu tuyển dụng riêng ở các thời điểm khác nhau. HR cần xác định rõ số lượng cũng như yêu cầu của từng vị trí. Thoạt nghe tưởng chừng như chỉ cần đến từng phòng ban và thu thập thông tin là đủ.

Vậy nhưng ở một số doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn lớn và các công ty đa quốc gia, quy trình lấy thông tin, lên phương án tuyển dụng và viết báo cáo tiêu tốn rất nhiều thời gian, làm trì hoãn kế hoạch tuyển dụng.

#2 Mất thời gian chuẩn bị

Một số vị trí đặc biệt yêu cần HR dành kha khá thời gian để soạn thảo mô tả công việc (JD). Các chuyên gian tuyển dụng có thể nhầm lẫn hoặc mắc sai sót trong việc truyền đạt lại yêu cầu của các phòng ban. Điều này không chỉ tốn thời gian của nhà tuyển dụng mà còn tạo ấn tượng thiếu chuyên nghiệp trong mắt ứng viên.

Hơn nữa, việc tìm kiếm các kênh tuyển dụng uy tín và phù hợp cũng đặt ra thử thách cho dội ngũ HR. Hiện nay có rất nhiều trang tuyển dụng, miễn phí có, tốn phí cũng không ít. Thế nhưng để chọn ra những kênh phù hợp đáp ứng cả hai tiêu chí kinh phí và chất lượng đang là vấn đề khiến các nhà tuyển dụng phải đau đầu.

Mạng xã hội và nhiều trang tuyển dụng cho phép đăng bài tuyển tuyện miễn phí. Tuy nhiên, chất lượng ứng viên lại không cao và lượng CV nhận về được khá khiêm tốn. Nếu muốn cải thiện số lượng cũng như chất lượng ứng viên, công ty phải tốn một khoản không nhỏ cho các nền tảng tuyển dụng lớn, đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

#3 Số lượng và chất lượng CV không đảm bảo

Nhiều HR than thở rằng bài đăng tuyển dụng của họ không nhận được nhiều tương tác vậy nên họ nhận về quá ít CV. Nguyên nhân sâu xa có thể là nội dung JD không thu hút. Hơn nữa, những nền tảng đăng bài tuyển dụng cũng không có đủ ứng viên tiềm năng.

Một vấn đề đang khá nhức nhối là các ứng viên khi tìm việc làm sẽ cố nộp CV vào nhiều công ty nhất có thể, có khi gửi hồ sơ tất cả những bài đăng tuyển dụng liên quan dù không đọc kỹ yêu cầu. Điều này tạo ra số lượng lớn số hồ sơ ảo.

Có nhiều ứng viên đã xác nhận nhưng lại “bùng” ngay trước giờ phỏng vấn hoặc biến mất không liên lạc được, hay còn gọi là ứng viên “ma”. Có bạn đã phỏng vấn, thể hiện mong muốn được làm việc, nhưng đến ngày nhận việc lại không xuất hiện.

#4 Đánh giá không chính xác năng lực và mức độ phù hợp của ứng viên

Người tìm việc luôn trong tâm thế cho nhà tuyển dụng thấy những mặt tốt cũng như mặt phù hợp với công việc. Vì thế họ luôn tạo vỏ bọc hoàn hảo về kỹ năng cũng như tính cách. Sau khi vào làm việc thì công ty mới nhận ra là không phù hợp với công việc cũng như văn hóa. Điều này không chỉ mất thời gian và công sức cho nhà đào tạo của tuyển dụng mà còn lấy đi cơ hội của những ứng viên phù hợp khác.

Đặc biệt, một số thành viên trong đội ngũ tuyển dụng lại “nhìn mặt mà bắt hình dong”, áp đặt những đánh giá chủ quan của bản thân lên ứng viên dựa trên vùng miền, ngoại hình, hoặc lai lịch. Điều này khiến nhà tuyển dụng bỏ qua những ứng viên có tiềm năng.

#5 Nhân sự tài năng thường nộp hồ sơ nhiều nơi và không gắn bó lâu dài

Thế hệ trẻ hiện nay, đặc biệt là Gen Z có rất nhiều cơ hội và mong muốn lựa chọn được chỗ làm phù hợp nhất cũng là điều dễ hiểu. Anphabe, công ty tư vấn nhân sự hàng đầu đã khảo sát và chỉ ra rằng khoảng 62% Gen Z sau khi ra trường nhảy việc ngay trong năm đầu tiên, không chỉ một mà thậm chí nhiều lần một năm.

Nếu thấy môi trường hay công việc không phù hợp hoặc có vấn đề nhỏ gì, các bạn sẽ chủ động “đổi sếp” ngay và tìm kiếm cơ hội mới. Xu hướng “cả thèm chóng chán” này gây ra khó khăn rất lớn cho nhà tuyển dụng.

#6 Cung cấp trải nghiệm tuyển dụng tệ cho ứng viên

Thật sự một số doanh nghiệp có đội ngũ HR và quy trình phỏng vấn rất thiếu chuyên nghiệp. Khi được ứng viên hỏi về JD thì trả lời cộc lốc, bộ câu hỏi trong lúc phỏng vấn lại không rõ ràng, không khai thác hết chuyên môn của người ứng tuyển. Có công ty thậm chí chậm hoặc không phản hồi kết quả phỏng vấn cho ứng viên. Nhiều lúc cho ứng viên kỳ vọng về kết quả tốt nhưng sau đó lại đánh rớt.

Chưa kể khi người mới vào làm không nhận được hỗ trợ kịp thời, một phần do HR quá bận, một phần vì các bạn không chủ động. Điều này khiến các bạn không có ấn tượng tốt với môi trường làm việc tại công ty.

#7 Khó đo lường hiệu quả tuyển dụng
Rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang quản lý ứng viên bằng Excel hoặc Google Spreadsheets. Những công cụ này đồng ý là phổ biến, dễ sử dụng và không tốn chi phí. Tuy nhiên, sẽ rất khó cho đội ngũ tuyển dụng nếu phải quản lý rất nhiều CV cho nhiều vị trí. Có khi mỗi nhân viên HR lại dùng một file Excel riêng, gây khó khăn cho việc tổng hợp thông tin và báo cáo.

Những giải pháp khắc phục khó khăn trong việc tìm kiếm người tài

Mỗi vấn đề đều có cách giải quyết riêng. Khó khăn là điều không thể tránh khỏi trong công tác tuyển dụng của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, có rất nhiều cách các nhà tuyển dụng có thể áp dụng để hạn chế những khúc mắc trên.

  • Xây dựng thương hiệu riêng cho doanh nghiệp – Đây là trách nhiệm của đội ngũ truyền thông nội bộ (Employer Branding) để đề xuất và áp dụng các chiến lược thu hút ứng viên.
  • Tuyển dụng đúng vị trí – Doanh nghiệp nên lập ra danh sách các vị trí đang cần người và tập trung ưu tiên quảng bá, tuyển dụng cho những vị trí quan trọng trước. Không nên tuyển ồ ạt hàng loạt cho nhiều vị trí.
  • Rút ngắn thời gian tuyển dụng – HR nên cải thiện, tự động hóa quy trình, tăng tốc lọc CV, phỏng vấn, thông báo kết quả cho ứng viên.
  • Xây dựng danh sách ứng viên tiềm năng – Có kế hoạch liên kết với các trường đại học và trung tâm đào tạo để tìm kiếm những sinh viên/ứng viên tiềm năng.
  • Quan tâm đến việc phân tích dữ liệu – HR lấy và phân tích dữ liệu tuyển dụng cũ để cải thiện quy trình “săn” nhân tài. Các công ty còn cho ứng viên thực hiện các bài kiểm tra, dựa vào đó phân tích tính cách và sở thích để có những quyết định phù hợp trong công việc cũng như đào tạo.
bravoSUITE - Giải pháp trọn gói giải quyết mọi khó khăn trong tuyển dụng

bravoSUITE đã và đang hỗ trợ hàng trăm doanh nghiệp cải thiện và tối ưu hóa quy trình tuyển dụng, hỗ trợ tìm kiếm, đánh giá, sàng lọc và quản lý ứng viên một cách dễ dàng nhất.

Phần mềm cung cấp tất cả các giải pháp tuyển dụng trong một, không chỉ hỗ trợ ĐĂNG TIN TUYỂN DỤNG MIỄN PHÍ mà còn giúp các doanh nghiệp dễ dàng kết nối với những ỨNG VIÊN TIỀM NĂNG. HR có thể dàng xem được những vị trí nào nhận được bao nhiêu hồ sơ, bao nhiêu ứng viên đã được phỏng vấn, bao nhiêu người được nhận.

Bên cạnh đó, bravoSUITE còn cung cấp các mẫu email có sẵn giúp bạn thông báo hay xác nhận với hàng trăm ứng viên chỉ trong chưa tới một phút, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian. Bạn cũng có thể sử dụng các mẫu JD để các bài đăng tuyển dụng có sự thống nhất và chuyên nghiệp.

HR có thể mời các ứng viên thao gia khảo sát để biết được liệu tính cách hoặc sở thích của họ có phù hợp với vị trí đang mở hay không. Một ví dụ điển hình là một ứng viên có tính cách khá trầm, mặc dù có “bằng cấp đẹp”, nhưng khó có thể làm trong team Sales hoặc tổ chức sự kiện, những vị trí đòi hỏi nhân viên phải tiếp xúc với nhiều người và luôn phải truyền tải năng lượng tích cực.

Tóm lại, bất cứ doanh nghiệp hay tổ chức nào, dù lớn hay nhỏ, cũng cần phải chú trọng khâu thu hút và giữ chân nhân tài. Mặc dù quá trình này gặp không ít những khó khăn và thử thách, doanh nghiệp cần hiểu rõ và có các biện pháp khắc phục.

Có thể nói, barvoSUITE là cứu cánh đập tan nỗi lo tìm nhân tài cho các doanh nghiệp, để tuyển dụng không còn là nỗi ám ảnh của các HR. Bạn chỉ mất 1 phút đăng ký dùng thử bravoSUITE MIỄN PHÍ trong 21 ngày bravoSUITE sẽ kết nối và mang ứng viên tiềm năng về cho bạn. Bạn cũng có thể xem video để hiểu rõ hơn về chức năng cũng như cách sử dụng phần mềm nhé.
 

Xem nhiều

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
400,064
Bài viết
404,149
Thành viên
32,468
Thành viên mới nhất
linkvaosodo66
Top