Giải đáp 6 dấu hiệu rớt phỏng vấn mà bạn nên biết trước

Bài viết
36
Lượt thích
1
Dấu hiệu rớt phỏng vấn ngay từ khi tham gia, có thể sao? Bạn phỏng vấn trở về, chờ đợi nhiều ngày nhưng không thấy hồi âm từ phía công ty? Bạn nuôi hy vọng vì người phỏng vấn hứa sẽ trả lời mail cho bạn sớm nhất? Nhưng có lẽ, phần phỏng vấn của bạn đã thất bại từ lúc bắt đầu. Để biết có nên tiếp tục chờ đợi thông báo trúng tuyển từ một công ty nào đó hay không, bạn nên biết tại sao mình rớt phỏng vấn. Chúng ta có thể phán đoán từ biểu hiện và hành động của nhà tuyển dụng ngay cả trong buổi phỏng vấn.

Mục lục

1. 6 dấu hiệu rớt phỏng vấn thường gặp

1. Câu trả lời liên tục bị cắt ngang

Khi bạn cảm thấy bản thân đang cố nói, trình bày câu hỏi một cách hết mình nhưng nhà tuyển dụng lại cố tình cắt ngang để chuyển sang câu tiếp theo hoặc đưa ra lời nhận xét vội vàng, nghĩa là câu trả lời không đáp ứng được những gì họ mong muốn. Nếu trường hợp này chỉ xảy ra 1 hoặc 2 lần, có thể họ cảm thấy bạn thiếu kỹ năng trả lời phỏng vấn, nhưng nếu nó xảy ra liên tục trong suốt buổi phỏng vấn, bạn đã thất bại trong việc thể hiện khả năng ứng xử của mình.

2 Bạn hoàn toàn bị động trong cuộc phỏng vấn

Trái ngược với việc nói nhiều nhưng không được chú ý, khi trở bên bị động trong buổi phỏng vấn, bạn đang có dấu hiệu bị “khai trừ”. Sự bị động này thấy rõ nhất khi phỏng vấn nhóm mà bạn lại không được nhắc đến nhiều hoặc chú ý.

Ngoài ra, tâm thế phỏng vấn rập khuôn “đặt câu hỏi – trả lời” rất dễ tạo ra những khoảng lặng “chết” trong buổi phỏng vấn. Người phỏng vấn bạn sẽ cảm thấy bạn không thật sự hứng thú với công việc này nên sẽ không biết khai thác gì thêm.

dau hieu rot phong van - 6 dấu hiệu rớt phỏng vấn mà bạn nên biết trước


3. Phản ứng khi mức lương không được như mong muốn

Dĩ nhiên, bất cứ ai khi đi làm cũng đều muốn được lương cao. Khi nghe thông báo về mức lương không như kỳ vọng, nhiều người có xu hướng biểu lộ cảm xúc quá lộ liễu, điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng xấu về bạn, nghĩ bạn là một người toan tính.

Dấu hiệu rớt phỏng vấn thể hiện rất rõ khi bạn bắt đầu tỏ ý không hài lòng, đề nghị chỉnh lại mức lương hoặc nhắc liên tục về lương hơn là mô tả công việc. Những hành động này vô tình sẽ khiến nhà tuyển dụng không muốn phỏng vấn bạn nữa.

4. Nhà tuyển dụng đưa ra những kỹ năng bạn không có

Khi bạn không đáp ứng được những yêu cầu của vị trí, nhà tuyển dụng sẽ cho biết dấu hiệu rớt phỏng vấn bằng việc đưa ra những kỹ năng bạn không có. Hành động này tương đương với thông báo bạn không phù hợp với vị trí này.

Tuy nhiên, khi họ thẳng thắn như vậy, bạn sẽ nhận được những kinh nghiệm quý báu và biết bản thân đang có những thiếu sót gì. Hãy xem những lời nhận xét đó là bài học cho những đợt phỏng vấn tới.

5. Nhà tuyển dụng không hỏi về ngày bắt đầu làm việc

Khi không được hỏi về ngày bắt đầu làm việc thì đó cũng là dấu hiệu rớt phỏng vấn. Vì họ đã mặc định bạn không phù hợp với vị trí này, nên không hỏi sâu về điều kiện cá nhân có đáp ứng được công việc hay không.

6. Dấu hiệu rớt phỏng vấn là khi bạn không được biết công việc cụ thể

Một khi đã được xác định công việc này không phù hợp với bạn, người tuyển dụng sẽ không muốn mất thời gian với bạn nữa. Họ cũng không mô tả sâu về công việc của vị trí bạn ứng tuyển. Ngoài ra, nếu họ không đề cập đến những đại ngộ và quyền lợi khi làm việc, bạn cũng có thể ngấm ngầm hiểu rằng mình không được trúng tuyển.

dau hieu rot phong van 3 - 6 dấu hiệu rớt phỏng vấn mà bạn nên biết trước


2. Làm gì để khắc phục các dấu hiệu rớt phỏng vấn kể trên?

Rơi vào những trường hợp trên khiến, dẫn đến mất cơ hội làm việc là điều không ai mong muốn. Để khắc phục các dấu hiệu trên, bạn cần nhớ kỹ các nguyên tắc cơ bản này trong buổi phỏng vấn:

  • Giới thiệu bản thân trước khi phỏng vấn
  • Thể hiện tất cả kỹ năng và kinh nghiệm mình có một cách chủ động.
  • Tìm hiểu kỹ về công ty và mô tả công việc vị trí ứng tuyển.
  • Tương tác với nhà tuyển dụng, trả lời câu hỏi và cũng chủ động đặt câu hỏi.
  • Hỏi về mức lương, phúc lợi, tiền thưởng… ở cuối buổi phỏng vấn.
  • Thể hiện sự quan tâm dành cho công ty bằng cách đưa ra những hiểu biết của mình về họ.
  • Giữ thái độ vui vẻ nếu bị nhà tuyển dụng “chỉnh sửa câu trả lời, tiếp nhận nó với một tinh thần học hỏi.
  • Lời cảm ơn luôn cần thiết, thể hiện bạn là một người lịch sự và chuyên nghiệp.
Dấu hiệu rớt phỏng vấn có thể giúp bạn thay đổi tình thế ngay trong buổi phỏng vấn. Khi cảm thấy sự xuất hiện của 1 trong 6 dấu hiệu trên, bạn cần chủ động và thể hiện bản thân nhiều hơn. Hy vọng, với những chia sẻ từ bài viết hôm nay, bạn đã có thêm tự tin cho những buổi phỏng vấn tiếp theo.

Finsider Finjobs

Finjobs.vn – Website việc làm tài chính uy tín

Tải ứng dụng Finjobs ngay và tìm kiếm những việc làm tốt nhất bạn nhé!

-> Xem thêm:

 

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
384,961
Bài viết
388,677
Thành viên
28,340
Thành viên mới nhất
KristineZurie
Top